Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Thiết kế và lắp đặt hệ thống cho nhà yến - Loại tổ yến nào tốt nhất?

  Ngoài hệ thống loa, kỹ thuật xây dựng thì hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà nuôi chim yến cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc thành công của nhà yến. Chim yến chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra.
>> Mẹo chưng yến sào với hạt sen ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với hạt sen dễ làm 

Đối với động vật, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, giúp chúng dễ dàng nhận ra loài của mình. Chim yến cũng vậy, chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra. Sở dĩ như vậy là do phân của chim yến thải ra còn có chứa khá nhiều xác côn trùng và một số chất dinh dưỡng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa xử lý và hấp thụ hết. Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của các loài vi sinh vật tiếp tục phân hủy xác côn trùng còn xót lại trong phân chim yến thành hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên bao gồm mùi của một số khí trộn lẫn.

 Khi gặp mùi này, chim sẽ nhận biết được đó là bầy đàn của mình. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà nuôi chim yến là yếu tố cực kỳ quan trọng khiến chim yến nghĩ rằng căn nhà yến này có nhiều đồng loại của mình sinh sống, từ đó sẽ kéo nhau về ở lại và xây tổ ngày một đông hơn. Các loại hóa chất tạo mùi bầy đàn gồm
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với đậu xanh thơm ngon nhất 



Dung dịch Love Potion

>> Để đạt hiệu quả khi chưng yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến hiệu quả cao 
Là hóa chất đặc biệt nhóm Aroma. Đây là loại dung dịch có màu xanh, mùi thơm đặc trưng, khá dịu. Love Potion có công dụng tạo mùi làm cho chim hưng phấn, ham muốn bắt cặp, kết bạn và sinh sản để phát triển nhanh yến sào trong nhà đồng thời thu hút chim con ở lại nhà nuôi chim yến.

  Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khi nhà yến có bầy đàn từ 100 – 200 con. Cách dùng: Được sử dụng trong trường hợp khi chim vào nhà chim yến nhiều nhưng tỷ lệ ở lại ít. Pha nước với tỷ lệ 1:1, sau đó dùng bình xịt 5 lít phun từ thanh làm tổ xuống khoảng 50 cm.

Bột Amoniac


Là loại bộ đặc trưng có mùi khai được trộn lẫn vào phân chim yến để giữ mùi phân được lâu. Tỷ lệ pha 1:40.  

Dung dịch PW Super


Dung dịch PW Super là loại dung dịch hóa chất quen thuộc đối với những người nuôi chim yến, đây có thể coi như một loại nước hóa mới quyến rũ chim ở lại, sinh sôi nảy nở, giúp việc thu hút chim đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, PW Super còn được dùng để khử sạch hoàn toàn mùi xi măng trong nhà nuôi chim yến khi mới xây xong. Cách dùng: Dùng để phun lên loa miệng hang, vách tường. Lắc đều trước khi sử dụng. Phun lên tường, phù hợp cho nhà mới và nhà cũ, pha vào nước với tỷ lệ 1:1, cứ 20 ngày phun 1 lần. Không được xịt trên tấm làm tổ mà chỉ xịt trên vách tường khoảng 2m tính từ sàn nhà và khoảng 0.5m tính từ tấm làm tổ xuống.

Phân chim yến

Phân chim yến là sản phẩm được thu nhặt trực tiếp ngay tại các nhà nuôi chim yến do chúng tôi xây dựng, đảm bảo nguyên chất, không pha tạp các loại hóa chất khác nên có chất lượng tốt hơn rất nhiều nơi cung cấp khác. Ưu điểm vượt trội của loại này là giá thành khá rẻ mà hiệu quả mang lại rất lớn. Mùi hương bầy đàn có thể coi là tự nhiên nhất trong các loại hóa chất tạo mùi. Thích hợp sử dụng cho các nhà nuôi chim yến mới xây dựng.

  Lưu ý: Nên chọn phân ở các nhà yến có số lượng tổ thu hoạch từ 5 kg trở lên/tháng thì phân mới đảm bảo còn tươi. Cách dùng: Tùy vào diện tích nhà yến cũng như mục đích nuôi mà sử dụng lượng phân chim ít, nhiều khác nhau. Phân nên ủ từ 3 – 5 ngày trước khi sử dụng. Tùy theo số lượng phân mà sử dụng lượng amoniac cho phù hợp. VD: 20 Kg phân/0.5 kg amoniac.

Yến sào là gì?


Yến sào hay còn gọi là Yến sào, là tổ của con chim Yến hoang sống trong các hang sâu hoặc dưới các vách đá. Yến sào không giống như những con chim khác là làm tổ bằng rơm, cỏ, lá, cây khô mà chúng làm tổ từ nước bọt của mình. Chúng tìm những nơi kín đáo, đủ điều kiện thời tiết thuận lợi để làm tổ khi sinh con. Và khi chim Yến bay đi, con người đã lấy những yến sào đó về chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Yến sào là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và quý giá.

 Yến sào đến từ nhiều nơi, phổ biến là yến sào Phú Yên, yến sào Khánh Hòa, yến sào Nha Trang… Yến sào có rất nhiều loại, tùy vào từng tiêu chí mà người ta phân loại yến sào khác nhau để dễ nhận biết.

 – Nếu xét về màu sắc thì yến sào có 3 loại, đó là yến sào trắng, yến sào hồng và yến sào huyết

 – Nếu xét về cách chế biến thì cũng có 3 loại bao gồm yến sào thô, yến sào sơ chế và yến sào tinh chế

 – Nếu xét theo hình thức nuôi thì có yến sào đảo và yến sào nhà




Thành phần của yến sào ?


* Trong yến sào có chứa nhiều thành phần axit amin, theo các nhà khoa học thì yến sào có chứa 18 loại axit amin quan trọng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe con người. – Glycine: 1,99%, có tác dụng tốt cho da

 – Valine: 4,12% giúp mau lành tế bào cơ và tái tạo tế bào mới

 – Leucine: 4,56%, giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu

 – Isoleucine: 2,04 % giúp phục hồi nhanh sức khỏe

 – Threonine: 2,69%, tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể – Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp

 – Proline: 5,27% tăng cường phục hồi các cơ, mô, và da

 – Acid aspartic: 4,69%, giúp tăng trưởng tế bào

 – Phenylalanine: 4,5%, giúp bổ não, tăng trí nhớ

 – Histidine: 2,09%, giúp cơ thể phát triển và tăng liên kết mô cơ bắp

 – Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thụ Ca, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống

 – Tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư

 – L-arginine:11,4% giúp cải thiện vấn đề sinh lý.

 * Thành phần của yến sào còn chứa 31 nguyên tố vi lượng như: sắt(Fe), nhôm (Al), silic, kẽm (Zn), magie (Mg)… có hàm lượng cao. Những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hoạt động thần kinh (Mg), tác động hoạt hóa cho nhiều enzyme trao đổi chất dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển tuyến sinh dục (Zn). * Các chất kích thích tổng hợp DNA hàng loạt tế bào sinh vật.

Loại yến sào nào tốt ?




  Yến sào có nhiều loại khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ xét đến 3 loại dựa theo tiêu chí cách chế biến, đó là yến sào thô, yến sào sơ chế và yến sào tinh chế. Để biết được loại yến sào nào tốt nhất thì hãy chúng tôi xin đưa ra những thông tin chi tiết về từng loại yến sào như sau:

  – Yến sào thô: Yến sào thô là loại yến sào nguyên chất, vẫn còn lông chim yến bám vào, chưa hề qua một công đoạn chế biến nào. Yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nơi nuôi Yến và bán ra thị trường. Loại yến sào sào này có ưu điểm là 100% nguyên chất yến sào nên vẫn còn giữ được mùi thơm đặc trưng, sợi yến dai, dày, ăn rất ngon. Loại này có thể dễ phân biệt đâu là yến sào thô thật và đâu là yến sào thô giả.

Loại này khi chế biến thì sẽ nở nhiều hơn so với loại yến sào sơ chế và yến sào tinh chế. Tuy nhiên, yến sào thô có nhược điểm là vì vẫn còn lông chim yến bám vào nên bạn sẽ phải mất thời gian để lấy lông chim yến ra khỏi yến sào rồi mới chế biến được. Vì vậy, loại yến sào thô chỉ phù hợp cho những người có nhiều thời gian rảnh rỗi chứ nếu những người bận bịu thì không nên dùng loại này.

  – Yến sào sơ chế: Yến sào sơ chế là loại yến sào đã được rút sạch lông từ yến sào thô thông qua những phương pháp thủ công. Loại yến sào này có ưu điểm là đã được làm sạch đến 98% nên khi chế biến bạn chỉ cần ngâm rửa qua là có thể dùng được. Khi nấu lên bạn sẽ ngửi thấy mùi và chất lượng sợi yến giống với yến sào thô. Nhược điểm của loại yến sào sơ chế là giá thành khá cao bởi vì công đoạn rút lông rất khó và loại này cũng có thể làm giả.

– Yến sào tinh chế: Yến sào tinh chế là loại yến sào được làm từ yến sào thô, qua quá trình ngâm nở, làm sạch lông chim yến và lông tơ thì được yến sào tinh chế. Loại yến sào này có ưu điểm là đến 99,9% lông chim yến bám trên yến sào đã được làm sạch. Loại này phù hợp với mọi người, từ người không có thời gian đến người có nhiều thời gian, bạn sẽ không phải mất nhiều công làm sạch yến sào mà có thể làm sạch sơ rồi chế biến.

 Tuy nhiên, yến sào tinh chế có nhược điểm là ở công đoạn làm sạch nhiều người đã vì lợi nhuận pha trộn tạp chất vào yến sào làm cho yến sào tinh chế kém chất lượng đi. Qua những thông tin trên, có thể thấy mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng của mình nhưng chúng đều được làm từ yến sào nên có đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách phân biệt tổ yến non và tổ yến già - Các câu hỏi thường gặp về nghề nuôi yến

Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, yến sào non là loại yến sào được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với yến sào già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.
>> Chưng yến sào với lá dứa có khó không? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với lá dứa dễ dàng 

Yến sào non


Yến sào non là những loại yến sào được thu hoạch ngay khi chim yến vừa mới làm tổ và chưa đẻ trứng. Yến non thường rất nhỏ và mỏng, nhưng lại rất tanh thơm và chưa bị dính phân hay các chất cặn bẩn từ chim yến. Vì những yến sào này được thu hoạch ngay khi chim yến mới làm tổ nên yến non có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất sạch sẽ, nên rất phù hợp và thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt.

 Yến sào non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.




Yến sào già

  Trong khi đó, yến sào già là loại yến sào có thời gian đóng tổ trong nhà nuôi chim yến lâu hơn, tổ được chim bỏ lại sau khi chim con đã lớn và bay đi. Lúc này, các chủ nhà yến mới hái cái tổ này xuống, vì nếu không hái thì chim yến lại tiếp tục làm thêm cái tổ mới chồng lên yến sào cũ cho lần sinh sản kế tiếp. Loại yến sào già thường thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là sử dụng cho trẻ nhỏ. Yến sào già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của yến sào non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem yến sào đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được.

Các tỉnh nào có thể nuôi yến được?


Theo khảo sát của chuyên gia nuôi yến Thắng CM thì c ác tỉnh thành đang phát triển nghề nuôi Yến như sau: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Daklak, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang. Tuy nhiên không phải mọi địa điểm tại các Tỉnh nêu trên đều có thể nuôi chim Yến.

Thường mỗi tỉnh có một vài điểm trong bán kính 5km có thể nuôi tốt. Qua quá trình tư vấn nhiều năm, hiện chúng tôi đã nắm được hầu hết các địa điểm tiến hành xây dựng được nhà nuôi Yến tới đơn vị cấp xã. Xin liên hệ trực tiếp để được tư vấn cho trường hợp của quý khách. Thêm một điểm cần lưu ý là các tỉnh từ bắc đèo hải vân chim yến thường chết hàng loạt do ko chịu được thời tiết lạnh kéo dài khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C.

Vùng nào được coi là tập trung nhiều Yến sinh sống nhất Việt Nam?

Có hai loại chim Yến:

  1. Yến Hàng (Aerodramus Germanicus): Sống tại các đảo đá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam như Nha Trang Bình Định, Hội An. Ngoài ra người ta còn phát hiện Yến hàng ở Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và Hòn Khoai
  2. Yến tổ trắng (Aerodramus Fucifagus): Sống trong nhà tại các tỉnh thành như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Daklak, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang. Ngoài ra còn một số tỉnh thành khác được cho là cũng có chim Yến nhưng hiện phòng nghiên cứu thiết bị nuôi yến chưa tìm được địa điểm chính xác nên chưa chính thức công bố.





Yến Hàng (hay còn gọi là Yến đảo) có về sống ở nhà không?


Theo những xét nghiệm gen ADN gần đây nhất, đã có trường hợp Yến đảo về nhà tuy nhiên rất chậm và số lượng ít. Nhiều nhà Yến tại khu vực miền trung đã thất bại trong việc dẫn dụ Yến đảo về nhà  

Tôi nghe nói có thể xây dựng nhà rồi mua chim con về nuôi, điều này có thật không?

Điều này là không đúng. Công nghệ này chưa thành công ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Hiện nay nghề nuôi Yến Việt Nam vẫn đang dùng hoàn toàn phương pháp dẫn dụ. Hiện nay việc ấp nở trứng chim yến đã thành công nhưng việc nuôi yến non trở thành đàn yến trong nhà thì chưa thành công. Do đó, phương pháp dẫn dụ vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Nuôi Yến có lợi gì cho môi trường?


Nuôi Yến là một phương pháp tự nhiên để tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ mùa màng. Dịch rày nâu có thể khiến Việt Nam không thể xuất khẩu gạo được trong năm 2007. Tâm dịch chủ Yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Một con chim Yến có thể ăn hàng ngàn con rầy mỗi ngày (50% lượng thức ăn của chúng). Ngoài ra Yến còn ăn nhiều loại côn trùng có hại cho cây trồng khác.

Các lợi ích từ việc nuôi chim yến và ột số nguyên tắc cần biết khi chế biến yến sào

Giá trị của nuôi chim yến là rất lớn, ngoài cung cấp các yến sào giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người thì cũng còn rất nhiều lợi ích mang đến cho xã hội. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các lợi ích khác từ việc nuôi chim yến nhé.



Lợi ích về mặt sinh thái

Cũng giống như việc chăn nuôi một số giống chim và động vật, nuôi yến không hề gây ô nhiễm môi trường, mà ngược lại còn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển việc nuôi yến có thể khống chế dịch hại, đảm bảo an ninh lương thực vì thức ăn của chim yến chủ yếu là các loài chân khớp, côn trùng nhỏ như rầy nâu, rầy xanh, kiến cánh… Các loại công trùng gây bệnh vàng, đạo ôn, xoăn lá ở lúa gây thiệt hại cho cây trồng, có hại cho sức khỏe con người và gia súc (muỗi truyền bệnh, rận, rệp hút máu…)

 Chính vì vậy, việc nuôi yến đã vô hình chung phát triển một loài chim tiêu diệt những loại rận, rệp làm hại cây trồng, khống chế được sâu bệnh và bảo vệ mùa màng. Việc phát triển nghề nuôi chim yến còn giúp cộng đồng nâng cao được nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, giúp môi trường sinh thái xanh, sạch hơn.




Lợi ích chính trị


  Việt Nam có ba mặt giáp biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và vùng nước nông, vùng vịnh bao quanh tạo điều kiện rất thuận lợi cho nghề nuôi yến phát triển. Hiện nay, tại các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… việc di dân ra các hải đảo để khai thác yến sào phát triển kinh tế, đồng thời đây cũng là cách nhằm khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ nước ta trước bọn xâm lược.
>> Học cách làm món chè yến hạt sen thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với hạt sen chuẩn vị 

 Với các đảo nửa nổi nửa chìm, có thể tận dụng các vách đá, hoặc xây nhà nhân tạo kiểu nhà nổi… Nguồn thức ăn cho chim yến tại các khu vực này cũng hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của các chủ nhà yến, thậm chí tại các vùng đảo nhiều sỏi đá, cằn cỗi, các chủ nhà vẫn hoàn toàn yên tâm có thể tạo ra lượng côn trùng cần thiết để cung cấp cho chim yến mỗi ngày.

Sơ chế yến sào đúng cách


Cách sơ chế yến sào hiệu quả nhất là cho ngâm nở yến sào ở trong nước lạnh trong một khoảng thời gian thích hợp. Mỗi một loại yến sào lại có thời gian ngâm nở và thời gian chưng khác nhau, cụ thể chi tiết như sau:

 – Yến sào tinh chế: thời gian ngâm nở từ 15 – 20 phút, thời gian chưng từ 15 – 20 phút.

 – Yến sào thô: thời gian ngâm nở từ 3 – 4 tiếng, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Yến sào huyết tinh chế: thời gian ngâm nở từ 25 – 30 phút, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Yến sào cam thô: thời gian ngâm nở từ 6 – 8 tiếng, thời gian chưng từ 45 – 60 phút.

 – Yến sào huyết thô: thời gian ngâm nở khoảng 12 tiếng, thời gian chưng từ 90 – 120 phút.

 – Yến sào huyết sơ chế: thời gian ngâm nở từ 2.5 – 3 tiếng, thời gian chưng từ 25 – 30 phút. Trong khi ngâm tổ yến, chúng ta cần lưu ý phải để nước ngập để yến sào mềm đều và nhanh hơn.





Lưu ý khi ta rã đông chế biến yến sào sào

Yến sào nên được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh nếu số lượng yến quá lớn, cần lưu trữ trong thời gian dài để sử dụng dần. Do vây, những lúc này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề nhất định trong quá trình rã đông, chế biến yến sào như sau:

 – Khi rã đông yến sào thì không được sử dụng nước ấm.

 – Bạn có thể để yến tổ xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc cho yến tổ vào trong túi kín, đặt vào một chén nước lạnh và thay nước thường xuyên để giảm thời gian rã đông.

Nguyên tắc khi chưng yến sào ra sao ?


  Một trong những cách chưng yến sào tốt nhất và hay được sử dụng nhất là chưng cách thủy. Kiểu chế biến này sẽ giúp giữ nguyên được hoàn toàn chất dinh dưỡng ở trong tổ yến. Ngoài ra, bất kỳ loại yến sào nào cũng chỉ nên để chưng lửa nhỏ. Bạn có thể tham khảo thời gian chưng từng loại yến sào đã được đề cập ở trên của bài viết.

 Trong khi chưng yến sào phải để nước ngập tổ, bạn có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời gian chưng nếu muốn yến sào mềm hơn. Một điều cần lưu ý khác là cho dù bạn chế biến yến sào thành món ăn nào thì cũng nên chưng cách thủy yến sào riêng và sau đó mới trộn vào để chế biến món ăn. Hy vọng những điều trên sẽ giúp cho chúng ta hiểu và nắm rõ được những cách để có thể lưu giữ được hoàn toàn chất dinh dưỡng của yến sào.
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với mật ong chất lượng 

Những người không được ăn tổ yến và cách lắp đặt hệ thống loa nhà nuôi chim yến

Yến sào được chúng ta biết đến như một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe cho chúng ta. Tuy nhiên, dù bổ dưỡng thế nào thì cũng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Hãy cùng tìm hiểu xem những người nào không nên ăn yến sào nhé.


Yến sào và sức khỏe con người

>> Chưng yến sào với mật ong bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến mật ong an toàn 
Từ thời xa xưa, yến sào đã là loại nhiên liệu quý giá và hiếm, chỉ vua chúa mới sử dụng do mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà lại rất khó kiếm. Để có thể khai thác được một mẻ yến, người dân thường phải vượt núi, vượt thác cheo leo và trải qua không biết bao nguy hiểm mới có thể khai thác được. Hiện nay, với ngành công nghiệp khai thác và chế biến yến sào phát triển, chỉ cần có tiền là có yến sào để sử dụng. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các nhãn hiệu của đơn vị sản xuất yến sào nổi tiếng như yến sào Khánh Hòa, yến sào sài gòn anpha, yến sào cần giờ…

 Chính từ tính phổ biến ấy, bên cạnh những vấn đề như hàng giả, hàng nhái tương đối đáng lo âu thì người tiêu dùng đã và đang mắc phải một sai lầm tương đối nghiêm trọng, đó là chúng ta sử dụng yến sào chỉ vì nghĩ nó tốt mà không quan tâm rằng mình có sử dụng được hay không. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta.




Những người không nên dùng yến sào ?

  – Phụ nữ mới sinh và đang trong thời gian ở cữ hoặc bà bầu mang thai dưới 3 tháng: Theo nhiều chuyên gia y tế, yến sào tốt cho bà bầu. Nhưng không phải giai đoạn mang thai nào bà bầu cũng có thể sử dụng được. Do yến sào có tính hàn, trong khi giai đoạn đầu của thai kỳ và sau sinh phụ nữ được khuyến khích ăn những thực phẩm có tính nhiệt.

 – Người bị viêm nhiễm cấp tính, sốt, thực nhiệt: Như đã nêu ra ở trên, do yến sào có tính hàn, vị ngọt nên những người có nhu cầu điều trị các bệnh trên cũng nên tránh xa loại thực phẩm này.

 – Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Đây là nhóm đối tượng tuyệt đối không nên dùng tổ yến. Thành phần của yến chứa quá nhiều dưỡng chất nên hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ khó hấp thu. Nếu cho trẻ ăn yến vào giai đoạn này có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và dẫn đến các bệnh đường ruột về sau. Khi trẻ được trên 12 tháng tuổi, có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho ăn khoảng 70ml yến sào xay nhuyễn/ngày.

 Mua yến sào và sử dụng, nhưng lại không biết rằng mình có sử dụng được hay không thì rất phí tiền nhưng lại gây hại cho sức khỏe của bản thân. Nhưng nếu bạn thuộc các đối tượng đã nêu trên, bạn cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trước nhu cầu bồi bổ sức khỏe bằng yến.
>> Nên chưng yến với đương phèn như thế nào? mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với đường phèn hấp dẫn nhất 

Hệ thống loa nhà nuôi chim yến có tác dụng thế nào ?

– Hút chim tầm xa về thăm nhà yến. – Dẫn yến đi sâu vào nhà yến để tham quan.

 – Dụ chim yến ở lại lâu dài, tạo cảm giác bầy đàn.

 – Kích thích chim sinh sản, tăng đàn. Hệ thống âm thanh nhà yến phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm khác nhau suốt ngày và đêm. Đặc biệt, việc bố trí hợp lý loa nhà yến để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả, đồng thời phải tiết kiệm chi phí tối đa khi đầu tư. Lưu ý, để nuôi yến đạt thành công vượt bậc thì bạn tuyệt đối cần tránh việc tìm hiểu thông tin kỹ thuật một cách qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa nhà yến dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng lâu dài đến việc duy trì bầy đàn của chim yến. Việc tìm kiếm cho mình một nhà tư vấn kỹ thuật là hết sức cần thiết và là biện pháp an toàn, đảm bảo cho đàn chim yến nhà bạn ổn định và tăng bầy đàn.





Quy trình lắp đặt hệ thống loa ra sao ?


  Bước 1: Chuẩn bị

 – Nhân lực: 2 người

 – Dụng cụ: súng bắn keo, keo cây, đinh, vít…

 – Thiết bị: Loa, amply, USB, dây điện.
>> Xem thêm: Cách chưng yến bạch quả siêu ngon 

  Bước 2: – Kiểm tra loa xem có đạt tiêu chuẩn hay không, nếu không lập tức loại bỏ bằng cách cắm điện vào amply, cho USB vào. Sau đó câu dây điện thử thử từng cái loa để loại bỏ loa hư nhằm đảm bảo hệ thống khi đưa vào hoạt động tốt nhất.

 – Sau khi thử loa xong, câu dây, chấm keo cố định vào thân loa nhằm đảm bảo cho dây loa chắc chắn và không bị rỉ sét.

  Bước 3: Lắp đặt hệ thống loa

– Cách 1: Đi hệ thống loa bầy đàn (2D) trước nhằm mục đích định vị được vị trí loa mẹ con (4D). Việc này giúp cho hệ thống âm thanh sau khi lắp đặt được tốt hơn, không bị trùng âm thanh, giúp chim cảm nhận được tiếng kêu bầy đàn và mẹ con một cách tốt nhất, đồng thời tạo ra môi trường chim yến đông, giúp chim yến không hoảng sợ trước khi vào nhà mới.

 – Cách 2: Đi hệ thống loa 4D trước để làm căn cứ xác định vị trí lắp đặt loa 2D, giúp cho những người mới vào nghề dễ dàng thao tát hơn.

 – Lưu ý: lắp loa chia line âm dương rõ ràng xuống tận phòng kỹ thuật.

  Kết thúc:

– Đấu loa theo từng loại theo từng đường dây vào Amply tại phòng kỹ thuật.

 – Xong bật Amply và kiểm tra từng cái loa một lần nữa xem trong quá trình lắp loa có lỗi không.

 – Hoạt động tốt hết là kết thúc lắp đặt hệ thống loa.

Nuôi yến tự phát, coi chừng trắng tay - Kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất

Việc phát triển nóng các nhà yến ở nhiều địa phương đang làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt của người dân, tác động đến cảnh quan, vệ sinh môi trường đô thị. Mặt khác, nhiều người đầu tư theo phong trào có nguy cơ phá sản vì bỏ ra hàng tỉ đồng nhưng yến không về làm tổ.
>> Để yến sào phát huy công dụng, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến mật ong đúng cách nhất 

"Khủng bố" láng giềng

Chúng tôi có mặt tại TP Bạc Liêu những ngày giữa trưa đầu tháng 4. Hầu như mọi ngả đường, khu phố nơi đây đều có nhà nuôi yến, trong đó không ít nhà được thiết kế theo kiểu tầng dưới ở, tầng trên cho yến. Nhiều nhà cũ được làm thêm tầng tiền chế bằng vật liệu nhẹ để nuôi yến. Trên những nhà yến đều có máy phát tiếng chim kêu để dẫn dụ yến. Điều lạ là giữa trưa, tuyệt nhiên không có một con yến nào bay lượn nhưng các máy phát vẫn mở hết công suất chát chúa đến đinh tai nhức óc. Một người có nhà nuôi yến ở đường Trần Phú, TP Bạc Liêu giải thích: "Làm biếng tắt!". Bà Trần Thị Chung, ở khu dân cư phường 2 - một trong những nơi có nhiều nhà nuôi yến nhất TP Bạc Liêu, cho biết nhiều năm trước, khu vực này yên tĩnh, không có lô đất nào làm nhà nuôi yến nhưng bây giờ lan tỏa khắp cả khu dân cư. "Những năm gần đây, tôi không còn ngủ trưa vì tiếng ồn.






Giờ muốn bán nhà để trốn khỏi nơi này" - bà Chung bức xúc. Ông Nguyễn Thanh Phương ở khu dân cư Địa Ốc, phường 1 còn sợ nhà nuôi yến xây 3 tầng của hàng xóm sập đè nhà mình do đa số không thiết kế chắc chắn ở các tầng trên để tiết kiệm chi phí. Nhiều lần ông Phương khiếu nại nhưng chẳng ai giải quyết. Công ty Địa ốc Bạc Liêu đổ cho chính quyền, chính quyền hướng dẫn ông Phương kiện ra tòa. "Kiện cũng không giải quyết được gì nên vợ chồng tôi phải đóng cửa, dời đi nơi khác để tránh rủi ro" - ông Phương ngán ngẩm.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến sào lá dứa hiệu quả nhất 

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 700 hộ dân làm nhà dẫn dụ, nuôi yến chủ yếu ở khu dân cư tập trung. Đặc biệt, trên tuyến đường Trần Huy Liệu, TP Rạch Giá, mọc lên nhiều nhà nuôi yến cao tầng san sát nhau. Một phụ nữ khác có nhà ở khu vực này cũng than hằng ngày phải sống trong cảnh yến "ị" lên đầu nhưng cầu cứu chính quyền địa phương ai cũng làm lơ. Thậm chí, chị này không dám ra trước sân đút cơm cho con nhỏ vì sợ "bom" chim yến thả. Nhiều người bức xúc vì mang đồ ra ngoài phơi phải vội mang vào giặt lại vì đã dính đầy phân yến.

Không ai thừa nhận thất bại


Theo ông Huỳnh Văn Bảy, một người nuôi yến lâu năm ở phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá, gia đình ông đang có 2 nhà nuôi yến, tổng diện tích hơn 400 m2. "Năm đầu gần như không có thu nhập vì yến mới chỉ vào làm quen chỗ ở, năm thứ 2 với 100 m2, bắt đầu thu hoạch khoảng 0,5 kg/tháng và sẽ tăng dần lên đến năm thứ 6 là 10-12 kg/tháng. Giá bán yến thô hiện khoảng 21-22 triệu đồng/kg (nếu nhặt sạch lông là 34 triệu đồng/kg) thì những người nuôi lâu năm sẽ cầm chắc lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/tháng" - ông Bảy cho biết.

>> Chưng yến với đường phèn như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến đường phèn giữ trọn vi chất 
Tuy nhiên, theo ông Bảy, những người nuôi đạt hiệu quả cao phải sử dụng công nghệ của Malaysia, chi phí ban đầu rất lớn và vốn vay thì khó chịu đựng nổi bởi nếu có nhà sẵn, chi phí cho 100 m2 nuôi yến khoảng 100-130 triệu đồng.   Không lạc quan như ông Bảy, ông S. - một người nuôi yến ở xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - chua xót: "Khi nói nuôi yến thì không ai thừa nhận mình thất bại. Có vào nghề mới biết "bạc tóc vì yến". Hai năm trời bỏ cả trăm triệu đồng mà không thu được tổ nào. Tiền dù không phải vay nhưng để một cục trên nóc nhà một cách vô nghĩa thật xót xa. Năm rồi, tôi phải bỏ thêm 70 triệu nữa thay mới một loạt thiết bị dẫn dụ, hệ thống phun sương thì yến mới về làm tổ". Ở xã Vĩnh Thạnh gần đây xuất hiện rất nhiều nhà yến mở loa chiêu dụ gần như hết công suất nhưng không thấy yến về.

Nhà yến N.T rơi vào tình trạng thê thảm khi đầu tư xây nhà yến gần 2 tỉ đồng nhưng cả năm chỉ thu được 3 tổ. Ông Trịnh Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, cho biết: "Tôi cũng thắc mắc xây nhà yến nhiều, dày như vậy thì bị xẻ đàn, nhà này hút yến nhà kia làm sao có lãi? Nhưng chủ nhà thì quả quyết yến thường bay đến khu vực này để kiếm ăn. Hiệu quả thì không thấy ai ghi nhận nhưng đầu tư vốn vào đó thì rất lớn". Một chủ nhà yến cho biết gia đình đang hợp tác với công ty ở Khánh Hòa để nuôi yến, toàn bộ quy trình kỹ thuật, máy móc, tư vấn, chăm sóc, phát triển đàn, bao tiêu sản phẩm đều được công ty này hỗ trợ nhưng giá khá cao, từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với táo đỏ bổ dưỡng nhất 

 Ngoài ra, theo định kỳ, phải có cán bộ thú y về kiểm tra, lấy mẫu, khử trùng, bảo đảm vệ sinh, mỗi lần như vậy cũng tốn vài triệu đồng… "Để làm bài bản thì chi phí bỏ ra ban đầu khá nặng nên nhiều hộ không mời công ty uy tín mà đặt hàng các cá nhân, đơn vị giá rẻ để làm. Kết quả là tiền mất tật mang". Trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật về nhà yến đặc biệt là 4 nhân tố sau đây quyết định đến sự thành công của nhà yến mà chúng tôi đã đúc kết được sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời kết hợp nhiều ý kiến về kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghành.







Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi yến

>> Khám phá công thức chưng tổ yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào bằng nồi điện tiện dụng 
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây dựng nhà yên đạt hiệu quả.Bạn cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp.. Thông thường mỗi ngày khoảng 5h chiều, chim yến sẽ bay về tổ lúc đó bạn có thể xem số lượng chim ở khu vực đó. Theo phân tích nếu số lượng này phải trên 250 con thì việc đầu tư vào kỹ thuật nuôi yến sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này có thể dùng máy thử chim chuyên dụng để thử cho kết quả sớm hơn nhưng phải được sự đánh giá của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có thể đánh giá được lượng chim đảm bảo cho thành công và một số yếu tố để thiết kế xây dựng nhà yến đúng kĩ thuật sau này. Điều này rất quan trọng cho một dự án nhà yến Bạn cũng cần xem hướng bay của chim mỗi khi chiều về. Đảm bảo nhà nuôi yến của bạn phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lí với đường bay.

Ngoài ra bạn cũng nên xem xét xung quanh nơi bạn định xây nhà nuôi có ao, hồ, sông, suối gì không để chim yến có thể tìm được nguồn thức ăn và nước uống ở đó. Nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ yến trú ngụ quá 5 – 8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800 m so với mặt biển Nhà yến của bạn cũng cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông nhà vì như vậy sẽ rất nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng cho nhà yến.

Thiết kế nhà nuôi yến đúng

>> Bổ sung dinh dưỡng bằng yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến hạt sen đơn giản 
Một nhà nuôi yến có không gian vừa phải, tối thiểu là 100m2 sàn và có nhiều tầng , sàn của mỗi tầng càng lớn lý tưởng chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất yến sào rất cao, trung bình 10m2/1kg/tháng. Mỗi tầng có chiều cao trung bình là 3m – 4,5m. Tùy thuộc vào biên độ nhiệt của mỗi vùng mà chiều cao mỗi tầng có thể thay đổi khác nhau. Nhiệt độ vùng từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra sẽ có thiết kế khác so với từ Đà Nẵng trở vào trong Nam. Đặc biệt là nhà nuôi yến phải cao hơn cây cối xung quanh nhà để tránh việc chắn đường chim bay về. Một điều cần chú ý nữa là nhà yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ. Những trong phòng làm tổ thì cần có phòng đặc biệt trong nhà. Phòng đặc biệt sẽ là nơi được trang bị thiết bị dẫn dụ tốt nhất cho những con chim đầu tiên làm tổ và đặt biệt phải đảm bảo môi trường giống như tự nhiên nhất.Ngoài ra còn có các yếu tố thêm như:
  • Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
  • Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần phải thoáng rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm, ao hồ, không có cây cao quá lỗ chim vào nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí 27-31 độ C (tối ưu là 28 độ C), độ ẩm 70-95% (tối ưu là 80%).
  • Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
  • Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3

Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi nơi thích hơp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng dựa theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến hay là căn nhà đầu tiên của vùng đó.Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến của bạn thì phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để bạn thử như: Super 208, Black Cloud, Super Intan, SuperBabyKing, Baby King…

Lắp đặt kĩ thuật và Kiểm soát môi trường bên trong nhà yến


 
  • Thanh ván làm tổ: Ván làm yến sào cần phải bền, chống ẩm mốc và độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Thanh làm tổ cho chim rất quan trọng, phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, không nên sử dụng gỗ chưa được nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm,… Một số hộ tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà yến dẫn đến việc chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả như mong muốn.Hiện nay một số loại gỗ được sử dụng trong nhà yến thành công ở Việt Nam: Bạch Tùng, Mít Nài, Meranti… Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).
  • Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
>> Bí kíp chưng tổ yến thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến thơm nhất 
  • Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.
  • Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.
  • Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.




  • Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C)
    • Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến.
    • Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
  • Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao” giữa các thành phố (như ở Malaysia, Thái Lan) nhưng phải đi xa kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng và thiếu thốn thức ăn sẽ làm số lượng quần đàn giảm xuống. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển phải được đặt lên hàng đầu. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh, đây là một điển hình mà Việt Nam cần học tập.Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần.

 Nghề nuôi yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến.Những yếu tố cơ bản về kỹ thuật nuôi yến trong nhà mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội , tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình

>> Xem thêm nhiều bài viết tại: samyenlinhchi.com 

Chọn ván làm tổ yến và biết đường bay của chim yến để làm gì?

Không phải loại gỗ nào cũng có thể làm ván để làm cho chim yến làm tổ. Bạn sẽ chẳng thấy chim yến đến làm tổ hoặc yến sào khi thu hoạch được lại không bán được vào được nếu chọn sai ván làm tổ. Chính vì vậy để những đầu tư của bạn sinh ra lợi nhuận, bạn cần phải thực hiện theo những tiêu chí sau để chọn ván làm tổ cho chim yến tốt nhất.
>> Nên chưng yến với mật ong bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với mật ong bổ nhất 

Cần lưu ý khi chọn ván làm tổ yến

Không phải loại gỗ bất kỳ nào cũng có thể làm ván làm tổ cho chim yến được. Thanh ván làm tổ chim yến phải đúng theo tiêu chí của kỹ thuật nuôi yến trong nhà:

 – Không có mùi

 – Ván phải khô

 – Bộ bám cao

 – Độ bền cao

 – Chống nấm mốc Bởi vì bên trong yến sào luôn ẩm ướt và thiếu ánh sáng, đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Khi nấm mốc xuất hiện, sẽ có mùi hôi và chim yến sẽ bỏ đi. Bạn không thể nào dùng chất diệt nấm mốc ngay trên ván trong nhà yến vào lúc này. Mặt khác, nấm mốc xuất hiện thì thường sùi bọt trên mặt ván và chim yến không thể nào làm tổ trên mặt ván khi nước bọt của nó không dính chặt trên ván được.

 Độ bền cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm vì bạn không thể thay thế ván làm tổ khi chưa thu hoạch tổ yến. Bạn cũng không được chọn những loại như bê tông hoặc nhựa để làm thanh làm tổ cho yến được. Vì những loại này sẽ làm cho yến sào lẫn quá nhiều chất độc hại có hại cho sức khỏe và chắc chắn thương lái sẽ không thể mua hoặc mua với giá không cao được. Vì vậy bạn cần phải cẩn trọng trong việc chọn ván làm tổ yến.
>> Kích thích vị giác nhờ món chè yến lá dứa, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến lá dứa cực thơm 




Lựa chọn loại ván nào cho nhà yến?

>> Chưng yến bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến đường phèn khoa học 
  Một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên một ngôi nhà yến thành công là ván làm tổ. Lựa chọn hàng đầu cho ván làm tổ ở Malaysia là gỗ Red Meranti (Sến Đỏ). Vì nó đủ cứng để chống lại mối mọt và giúp bạn có thể khai thác tổ nhiều lần mà không làm hư hại gỗ. Hiện nay, giá của loại gỗ này tại Malaysia từ 14 triệu đến 21 triệu đồng / tấn, tùy chất lượng. Đối với nhà có diện tích 6m x 21m, bạn cần 2.5 tấn cho mỗi tầng. (Ở Malaysia, đơn vị tính để bán gỗ là tấn. Nhưng ở Việt Nam người ta thường sử dụng đơn vị m3 để tính.

Mỗi tấn gỗ loại này tương đương với 1,36 m3.) Với một ngôi nhà yến 2 tầng lầu bạn cần 5 tấn gỗ, khoảng 70 triệu đến hơn 100 triệu đồng. Đó là chưa kể đến chi phí cho tấm ván góc hay thuê người lắp đặt. Chuyện gì sẽ xảy ra khi vài năm sau, ngôi nhà yến của bạn đã có hàng trăm tổ nhưng những tấm ván làm tổ lại bị tấn công bởi nấm mốc, mối mọt… Một điều chắc chắn rằng khi điều đó xảy ra thì lũ chim sẽ lập tức bỏ đi. Bạn phải thay thế toàn bộ số ván đó, gây dựng lại đàn chim từ con số 0. Những tấm ván trước khi được sử dụng cần phải được xử lý bằng hóa chất và sấy khô.

 Nhưng hóa chất nào cần được sử dụng? Nếu hóa chất bạn dùng có mùi thì lũ chim sẽ không vào ở. Và sau khi xử lý, bạn phải chắc chắn rằng những tấm ván ấy có thể sử dụng được từ 15 đến 20 năm. Đối với tôi, trước khi xây dựng một căn nhà yến, điều cần làm là chọn được nguồn cung cấp gỗ đã được xử lý bằng hóa chất, sấy khô, xẽ rãnh, chuyên dụng cho nhà yến để đảm bảo rằng ngôi nhà yến của tôi có thể được khai thác trong thời gian dài. Có lẽ là mãi mãi

Cần chú ý đến đường bay của chim yến.

Thậm chí có một số còn không bận tâm đến hướng mà chúng bay đến và cũng như bay về nơi ở của mình. Chim yến không làm tổ trên cây, dưới những gầm cầu, hay là bên hiên nhà, những nơi có nhiều ánh sáng. Những ngôi nhà phù hợp với chúng phải là nơi an toàn, tối, ẩm và thuận lợi. Những nơi có môi trường gần giống như hang động.

 Chúng bay về nhà vào buổi chiều và thường vội vàng trở về nơi chúng đã chọn với đầy đủ những điều kiện trên. Khi chúng đã chọn được nhà và bắt đầu làm cái tổ đầu tiên, chúng sẽ ở đó mãi mãi để tiếp tục sinh sản đến khi chúng chết. Đường bay của chim là đường chúng bay đi khi trời sáng và bay về khi hết ngày. Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng.




Một số điều bạn sẽ nhận thấy sau đây :

>> Bí quyết chưng yến sào thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bằng nồi điện nhanh chóng 
  1. Chuyến đầu tiên, từ 4:30pm đến 6:00pm (3:30 đến 5:00 chiều giờ VN), chúng bay rất cao trên bầu trời, khoảng hơn 450m. 2. Từ khoảng 5:30pm đến 7:00pm (4:30 đến 6:00 chiều giờ VN) chúng có xu hướng bay xuống thấp hơn, khoảng 150m từ đầu bạn. 3. Chuyến bay cuối về nhà là từ 7:00pm ( sau 6:00 tối giờ VN) khi trời tối hẳn, chúng bay thấp xuống mặt đât, cách đầu khoảng 30m đến 60m . Tại sao chúng bay khác nhau như vậy, tôi chắc rằng do trong không gian có thức ăn ( côn trùng) cho chúng. Vào lúc 4:30pm đến 6:00pm (giờ VN 3:30pm đến 5:00pm) những con côn trùng bay cao, khi trời tối chúng xuống thấp hơn. Nếu xung quanh nhà yến có bể nước, hồ tự nhiên, sông hoặc ao thì như thế nào? Bạn cần lưu ý đến yếu tố này.

 Nếu khoảng cách từ nhà yến đến những nguồn nước kể trên không xa thì bạn cần cẩn thận khi xác định đường chim bay. Đường chim bay trong trường hợp này không giống như thông thường. Đa phần lũ chim sẽ bay từ nguồn nước về. Vài tuần trước, tôi đến thăm một ngôi nhà yến ở Kemanman, Trengganu. Ông ấy gặp khó khăn khi phát triển đàn yến của mình suốt 4 năm. Tuy nhiên, sau khi ông ấy đổi lỗ thu chim sang hướng đối diện với sông Kemanman.hế nào
>> Nên chưng yến với hạt sen như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với hạt sen thanh mát 

Và ông ấy đã thành công. Từ chỉ có 40 tổ trong 4 năm, ông ấy đã tăng được 400 tổ trong vòng chưa tới 6 tháng. Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.  

Chi phí đầu tư nuôi chim yến và cách lựa chọn địa điểm vàng xây dựng nhà yến thành công

Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà nuôi yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..)


Các bước để tiến hành xây dựng một căn nhà nuôi chim yến

>> Học nhanh công thức chưng yến sào với táo đỏ, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với táo đỏ cực bổ dưỡng 
– Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..) Xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật chắc chắn trên 95% sẽ thành công. Ngược lại xây dựng không đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn.







Các bước để tiến hành xây dựng một căn nhà nuôi chim yến.

– Khảo sát: Khảo sát tính khả thi tại địa điểm bạn dự định xây dựng nhà yến. Tư vấn hướng xây dựng tối ưu nhất ( về chi phí nhà yến, diện tích nhà yến, độ cao nhà yến, vật tư nhà yến,…)

– Lên bản vẽ – thiết kế nhà nuôi yến ( 80.000đ/m2), ký hợp đồng xây dựng phần thô. Nếu các bạn tự xây dựng, đơn vị xây dựng sẽ hướng dẫn và giám sát kỹ thuật xây nhà yến với chi phí là 130.000đ/m2.

  – Xây nhà nuôi chim yến theo tiêu chuẩn hiện nay và công nghệ Malaysia. Và kết hợp thiết bị nuôi yến sẵn có tại Việt Nam. Điều này nhằm giảm giá thành khi xây dựng nhà yến mà vẫn đảm bảo cho nhà yến thành công. Về vấn đề nuôi yến ở các tỉnh thành từ Huế, Đà Nẵng trở vào miền Nam và một số tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ và miền Tây là rất tiềm năng vì có điều kiện khí hậu trong lành cùng nhiều ao hồ, đồng ruộng, cây cao cây thấp cùng với bờ biển dài là điều kiện phù hợp phát triển nghề nuôi chim yến về lâu dài. Tại các khu vực trên muốn xây nhà nuôi yến là rất khả thi và là khu vực có nhiều chim sinh sống.

Đó là điều kiện cần để làm nhà nuôi yến. Tuy nhiên mô hình nuôi chim yến không như những mô hình nuôi các con vật khác, càng về sau cần phải cải tiến về mọi mặt cho nhà yến như:kỹ thuật xây thô, thiết kế phòng phù hợp theo từng thời kỳ, cải tiến công nghệ cũng như tối ưu các hệ thống thiết bị trong nhà yến. Tạo môi trường an toàn, lành mạnh trong nhà yến. Tạo cảm giác tin tưởng cho chim yến định cư-làm tổ-tăng bầy đàn. Các nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định chọn nhà cung cấp kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến. Không nên vì giá rẻ mà chọn lựa. Và càng không nên chọn những kỹ thuật có một vài nhà yến thành công rồi ” ra nghề” làm kỹ thuật. Kỹ thuật cần phải biết tiếp thu cái hay cái mới.

Chi phí xây dựng nhà yến khoảng bao nhiêu?


  – Khảo sát: Đơn vị xây dựng nhà yến sẽ khảo sát tính khả thi tại địa điểm bạn dự định xây dựng nhà yến. Tư vấn hướng xây dựng tối ưu nhất ( về chi phí nhà yến, diện tích nhà yến, độ cao nhà yến, vật tư nhà yến,…)

 – Lên bản vẽ

– thiết kế nhà nuôi yến ( 80.000đ/m2), ký hợp đồng xây dựng phần thô. Nếu các bạn tự xây dựng, đơn vị sẽ hướng dẫn và giám sát kỹ thuật xây nhà yến với chi phí là 130.000đ/m2.

 – Xây nhà nuôi chim yến theo tiêu chuẩn hiện nay và công nghệ Malaysia. Và kết hợp thiết bị nuôi yến sẵn có tại Việt Nam. Điều này nhằm giảm giá thành khi xây dựng nhà yến mà vẫn đảm bảo cho nhà yến thành công.

 – Lắp đặt các hệ thống và trang thiết bị bên trong nhà yến theo tiêu chuẩn công nghệ Malaysia kết hợp tình hình điệu kiện khí hâu, môi trường tại Việt Nam,với giá như sau: 1.000.000đ/m2 và thanh làm tổ là gỗ bạch tùng của Việt Nam. 1.200.000đ/m2 với thanh làm tổ là gỗ Meranti của Malaysia. 1.400.000 -1.600.000 đ/m2 đối với các tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung Bộ 1.600.000đ/m2 với thanh làm tổ là đá Grannit.
>> Mẹo làm món chè yến đậu xanh thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến đậu xanh hiệu quả nhất 




Thông thường với người xây nhà yến chúng ta cần sử dụng các dịch vụ có chi phí :

1.THỬ CHIM YẾN – khảo sát tính khả thi trước khi đầu tư:giá 2.000.000 vnđ/ 1 ngày ( phí này sẽ hoàn lại nếu sau này ký kết hợp đồng hợp tác) 2.TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ YẾN Dưới đây là công thức tính chi phí xây nhà nuôi yến (bình quân). Chi phí xây thô = (Đơn giá/m2 sàn) x diện tích sàn Chi phí kỹ thuật = (Đơn giá/m2) x diện tích nhà Chi phí trọn gói A – Z = (Đơn giá/m2) x diện tích nhà Trong đó:
  • Trọn gói xây thô 2.500.000 – 2.700.000/m2 sàn.
  • Trọn gói kỹ thuật 1.000.000 – 1.200.000/m2.
  • Trọn gói A – Z: 3.800.000 – 4.000.000 /m2.
Lưu ý: Dưới 100m2 vẫn tính là 100m2.

  3.TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ YẾN ( Không trọn gói)

 Giá 20.000.000 vnđ/ 100m2 ( Trên 500m2 giá 180.000 đồng/m2, trên 1.000m2 giá 160.000 đồng/m2)
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào thơm ngon nhất 

Quy trình kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà và một số kinh nghiệm trong nuôi yến

Sau khi hoàn thành việc xây dựng hoặc cải tạo nhà yến, công việc tiếp theo là áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà để hoàn thiện bên trong và bên ngoài nhà yến, tạo môi trường tối ưu cho chim yến sinh sống và làm tổ.  
>> Yến sào chưng với lá dứa như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến lá dứa dinh dưỡng 

1. Lắp đặt trang thiết bị trong ngôi nhà yến


Việc lựa chọn trang thiết bị để lắp đặt trong nhà yến là việc làm rất quan trọng, nó quyết định tới sự thành công của ngôi nhà yến. Trang thiết bị phải phù hợp với từng vùng miền và cấu trúc của ngôi nhà yến. Lắp đặt hệ thống giá tổ cho nhà yến, lắp đặt thiết bị âm thanh, lắp đặt thiết bị phun sương tạo độ ẩm, lắp đặt thiết bị tạo nhiệt và ổn định nhiệt độ, sử dụng các hợp chất chuyên dụng.





2. Các phương pháp nuôi chim yến trong nhà như thế nào ?

>> Tuyệt chiêu chưng tổ yến với đường phèn, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với đường phèn thông minh 

a) Phương pháp ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến chủ động nguồn giống:

Phương pháp ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến chủ động nguồn giống chim con cho nhà yến được Công ty Yến sào Khánh Hòa nghiên cứu và thực hiện từ 2006 đến nay quy trình không ngừng được hoàn thiện từ khâu ấp nuôi nở nhân tạo, kỹ thuật nuôi chim con, phương pháp tập bay cho chim hòa nhập môi trường tự nhiên cũng như môi trường bên trong ngôi nhà yến. Chim con giai đoạn sau 48 ngày tuổi ban đầu được tập bay từ môi trường trong nhà nuôi, sau khi chim đã bay được nhiều vòng và có sức khỏe tốt chim sẽ được chuyển vào các nhà yến tạo nguồn giống ban đầu rất quan trọng.

b) Phương pháp di đàn chim yến:

Kỹ thuật này công ty đã thực hiện qua nhiều năm để phát triển hang yến mới và đã thu được kết quả quan trọng. Trong thời gian vừa qua công ty đã ứng dụng trong việc gia tăng quần đàn cho nhà yến mới. Phương pháp này di đàn chim yến trưởng thành từ nhà yến có số lượng quần đàn chim ổn định sang nhà yến mới. Phương pháp này phải được thực hiện vào buổi tối để chim yến không bị ảnh hưởng và không tìm được phương hướng quay về ngôi nhà cũ.

  Phương pháp dẫn dụ chim yến từ tự nhiên: Phương pháp dẫn dụ gia tăng quần đàn được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như xử lý dung dịch dẫn dụ, định kỳ thay tiếng chim mới, tạo nguồn côn trùng bổ sung cho nhà yến.

  Kỹ thuật vận hành nhà yến: Có 5 bước để vận hành ngôi nhà yến:
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào bằng nồi điện tiện lợi 

  Dẫn dụ chim vào nhà yến: Nhà yến sau khi đã tiến hành lắp đặt trang thiết bị thì được xử lý mùi nhà yến và tạo mùi cho nhà yến mới. Bên cạnh tạo mùi bầy đàn chim yến thì phải chú trọng âm thanh thu hút chim yến. Hệ thống âm thanh gồm âm thanh ngoài trời có công dụng dẫn dụ chim yến về ngôi nhà yến và âm thanh trong nhà giúp chim yến vào bên trong nhà yến, tham quan ngôi nhà yến mới. Thời gian mở âm thanh ngoài trời từ 5h30 đến 19h tùy theo mùa và theo vùng miền còn âm thanh trong nhà được duy trì hoạt động 24/24h.

  Chiêu thức dụ chim ở lại nhà yến: Nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ từ 27 - 29°c, độ ẩm 70 - 85%, ánh sáng nhỏ hơn 0,21ux. Tạo mùi bầy đàn chim yến cho nhà yến, mùi bầy đàn chim yến được duy trì thường xuyên định kỳ 2 lần/tháng trong 3 tháng đầu tiên khi nhà yến đi vào hoạt động và 1 tháng/lần trong thời gian sau 3 tháng đến lúc chim ở ổn định. Âm thanh trong nhà yến phải duy trì ổn định, làm thức ăn nhân tạo cho vào nhà yến, hạn chế ra vào nhà yến, ngăn ngừa các loại thiên địch của chim yến tạo cảm giác an toàn cho chim yến ở lại ổn định.
>> Hô biến yến sào thành món chè yến hạt sen hấp dẫn, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến hạt sen cực ngon 

  Kích thích chim làm tổ trong nhà yến: Sau khi nhà yến đã có chim ở ổn định thì ngoài các dung dịch SL1, SL4, hỗn hợp SP thì sẽ được xử lý thêm dung dịch SL2 có chức năng kích thích chim làm tổ. SL2 được nghiên cứu và sản xuất từ tổ chim yến kết hợp các hợp chất kích thích sự cặp đôi của chim yến. Thường thì chim hay làm tổ ngay bên loa phát tiếng kêu nên chúng ta cũng cần gắn thêm loa (l,5m2/loa). Sử dụng tổ mô phỏng để kích thích chim làm tổ, bên cạnh đó chúng ta cần ngăn ngừa địch hại liên tục và triệt đế, tạo cảm giác an toàn trong quá trình chim làm tổ. Giai đoạn này có thể thấy rõ tác dụng thực tiễn của yến sào mô phỏng, chim yến tới thời điểm sinh sản, có một số cặp làm to vội vàng trên tổ mô phỏng và đẻ trứng.

  Phát triển bầy đàn chim yến trong nhà yến: Giai đoạn này chim yến đang làm tổ để sinh sản. Do đó, chúng ta không khai thác các yến sào mà dưỡng chim để tăng hiệu suất sinh sản của bầy đàn chim yến. Để phát triển nhanh bầy đàn chim yến chúng ta cần ngăn phòng, tạo nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng lý tưởng nhất cho mỗi phòng nuôi, có không gian riêng cho chim con tập bay, vòng đảo lượng của chim phải rộng. Vệ sinh nhà yến định kỳ, ngăn ngừa địch hại như dán, chuột, rắn, cú mèo, kiến.... những địch hại này sẽ làm ảnh hưởng đến chim yến sinh sống trong nhà yến.

  Nâng cao năng suất sản lượng nhà yến: Định kỳ phải kiểm tra hệ thống giá gỗ làm tổ, gắn thêm giá tổ tăng diện tích làm tổ cho chim yến, điều chỉnh hệ thống phun sương trong nhà và ngoài trời phù hợp với từng ngôi nhà yến và từng mùa trong năm để tránh tình trạng độ ẩm quá cao thì các loại nấm mốc sẽ phát triển làm hỏng hệ thống giá gỗ làm tổ. Định kỳ hàng tháng phải tiến hành chăm sóc nhà yến gồm kiểm tra hoạt động hệ thống âm thanh, hệ thống phun sương, nhiệt độ, độ ẩm, xử lý mùi định kỳ cũng như theo dõi và xử lý địch hại đối với nhà yến. Theo dõi sự phát triển và vệ sinh xử lý phân chim, các loại côn trùng gây hại như gián, rệp, mạt,... và đánh giá sự phát triển của nhà yến để định ngày thu tổ có sản lượng và chất lượng tốt nhất.





c) Phòng chống địch hại cho nhà yến

Chim yến có rất nhiều địch hại như: chim cắt, cú, đại bàng, diều hâu, gián, kiến, chuột,... nên khi xây dựng nhà yến phải tính đến các giải pháp ngăn và phòng chống sự xâm nhập của địch hại đối với nhà yến. Đối với địch hại là các loài chim ăn thịt chủ yếu là chim cú thì phải lắp đặt các đèn có ánh sáng đỏ lắp đặt ngoài nhà yến ở lỗ chim vào và chuồng cu, trên mái để xua đuổi. Lắp đặt các chông hay tạo ô nhỏ ở lỗ chim vào để ngăn chặn chim cú vào nhà yến. Gián xuất hiện bên trong nhà yến, chúng ăn tổ yến. Sự ẩm ướt bên trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển nên số lượng gián lớn sẽ làm rối loạn đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Mặt khác chất thải của gián sẽ gây mùi cho yến sào làm giảm chất lượng tổ. Trong nhà yến định kỳ hàng tháng phải phun hóa chất diệt côn trùng không gây hại cho chim để xử lý gián, kiến, rận, rệp. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà yến để đảm bảo nhà yến không có gián.
>> Xem thêm: Cách chưng yến với đậu xanh thanh mát 

3/ Quy trình kỹ thuật vệ sinh khử trùng nhà yến đúng


  Để bảo vệ an toàn quần thể đàn chim yến, bảo đảm an toàn cho người nuôi chim yến, nhân viên chăm sóc nhà yến cần phải thực hiện quy trình kỹ thuật vệ sinh khử trùng nhà yến như sau:

  Khu vực xung quanh nhà yến có sân vườn: - Dọn vệ sinh, phát hoang bụi rậm xung quanh khu vực nhà yến. - Rải vôi bột xung quanh nhà yến với bán kính 5m. - Phun thuốc sát trùng Virkon-S xung quanh nhà yến với bán kính 20m. - Phun thuốc Solfac diệt côn trùng (gián, kiến, mối) xung quanh nhà yến.

  Nhà yến không có sân vườn: - Rải vôi bột xung quanh nhà yến - Phun thuốc sát trùng Virkon-S xung quanh nhà yến.
>> Chưng yến với lá dứa như thế nào? Mời bạn

  Liều lượng và cách dùng: - Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất - Định kỳ đối với vôi bột: 1 lần/ tháng - Phun thuốc Virkon S: 1 lần/ tuần - Phun thuốc Solfac: 1 lần/ tuần - Dùng nước sạch để pha thuốc sát trùng, không nên dùng nước cứng để pha thuốc.

  Khu vực bên trong nhà yến: - Vệ sinh sàn nhà, tường nhà, trang thiết bị kỹ thuật nhà yến. - Thu gom phân chim. - Vệ sinh hồ chứa nước. - Xử lý thuốc diệt côn trùng Solfac, thuốc khử trùng Virkon-S theo định kỳ. - Phòng thay quần áo bảo hộ lao động: cho công nhân và khách tham quan phải được quét dọn hằng ngày.

  Trước khi vào nhà yến: - Tắm, rửa sạch sẽ - Thay đồ bảo hộ lao động đã được khử trùng (áo blue, mũ, khẩu trang, giày ủng) tại phòng kỹ thuật trước khi vào nhà yến. - Mang ủng đi qua hồ sát trùng có chứa dung dịch VirkQĩì-S .

  Sau khi ra khỏi nhà yến: - Thay đồ bảo hộ lao động, tẩy giặt sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng. - Ghi nhật ký vệ sinh khử trùng.

1. Một số kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro đối với nhà yến


Điều kiện bắt buộc là nhà yến phải xây dựng ở những nơi có sự phân bố của chim yến, vùng chim yến kiếm ăn hoặc ở những vùng đã có nhà yến. Khi xây dựng nhà yến phải khảo sát kỹ và nghiên cứu về môi trường, đường chim bay, ước đoán sổ lượng cá thể chim yến phân bố trong vùng. Phải lựa chọn những nhà tư vấn có uy tín, kinh nghiệm truyền thống ngành nghề, có kỹ thuật chuyên sâu và am hiểu về đặc tính sinh học của chim yến, các nhà tư vấn phải có trách nhiệm với ngành nghề. Chủ đầu tư xây dựng nhà yến phải thực sự tâm huyết, có đam mê, kiên trì trong lĩnh vực này và phải tìm hiểu kỹ thuật trước khi nuôi.

 Phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao' hiểu biết của mình về chim yến và không ngừng sáng tạo để đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới phù hợp với đặc điểm riêng của ngôi nhà yến của mình nhằm nâng cao hiệu quả nhà yến. Không quá nóng vội, bình tĩnh và đón nhận chim yến về nhà yến trong thời gian đầu. Mỗi ngôi nhà yến thành công phải mất thời gian từ 1 - 3 năm. Không sử dụng những trang thiết bị kém chất lượng, dung dịch hợp chất dẫn dụ kém hiệu quả.

Định kỳ hàng tháng trong thời gian đầu phải chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng và xử lý tạo mùi cho nhà yến. Vận hành hệ thống thiết bị nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến từ 27 - 29°c, độ ẩm duy trì từ 70 - 85%, nhà yến phải đảm bảo thông thoáng, ánh sáng phù hợp, không để nấm mốc xuất hiện trong nhà yến, trên hệ thống gỗ làm giá tổ. Thường xuyên vệ sinh hồ chứa nước trong nhà đảm bảo sạch sẽ không ảnh hưởng đến mùi của nhà yến.





2. Kinh nghiệm các hộ nuôi chim yến thành công

>> Kinh nghiệm chưng yến sào không làm mất đi nhiều dưỡng chất, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến đường phèn đúng cách 

Trước tiên, người nuôi chim yến phải có lòng say mê nghề nghiệp, tình yêu đối với chim yến. Phải có lòng kiên trì trong giai đoạn đầu khi nhà yến bắt đầu hoạt động vì ở giai đoạn này sẽ có những tình huống dẫn đến nãn chí đòi hỏi người nuôi chim yến phải kiên nhẫn thực hiện nghiêm túc các bước theo đúng quy trình kỹ thuật, không tự động làm theo ý riêng của mình. Thời điểm này, người nuôi chim yến mới vào nghề, chưa nắm vững các đặc điểm sinh thái học và đời sống của chim yến, chưa nắm chắc quy luật vận hành nhà yến. Vì vậy, người nuôi chim yến nên chọn nhà tư vấn xây dựng nhà yến có uy tín, năng lực, kinh nghiệm chuyên ngành về chim yến để thực hiện tư vấn nhà nuôi chim yến.

 Thực hiện nghiêm túc 9 yếu tố quyết định thành công của ngôi nhà yến và 5 bước vận hành ngôi nhà yến. Các cán bộ kỹ thuật phải có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc theo dõi sát sao diễn biển nhà yến từ khi chim yến vào nhà, quan sát vị trí hướng lỗ chim yến vào, xác định rõ thời gian và khu vực chim yến vào nhà để thực hiện các chiêu thức kỹ thuật dụ chim yến ở lại nhà yến. Đe thực hiện được điều này chủ hộ và kỹ thuật viên phải có tâm với ngành nghề, kiên trì nhẫn nại thực hiện các bước vận hành ngôi nhà yến thành công. Khi nhà yến đã vận hành tốt có thể xuất hiện địch hại tấn công. Trong trường hợp này, các kỹ thuật viên thực hiện các giải pháp ngăn chặn địch hại nhưng không để ảnh hưởng đến đời sống chim yến, đảm bảo sự ổn định và môi trường an toàn cho chim yến.

 Các nhà nuôi chim yến thực sự vui mừng khi những lứa chim con đầu tiên ra đời, càng vững tin hơn khi các thế hệ sinh sản lứa thứ 2, 3 ra đời. Đây là dấu hiệu của sự phát triển bền vững nhà yến. Thời gian này, các kỹ thuật bắt đầu thực hiện các giải pháp tăng bề mặt diện tích làm tổ, kích thích sinh sản nhằm nâng cao sản lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Người nuôi chim yến nên nghiên cứu vấn đề phong thủy dựa trên khoa học thực tiễn để chọn vị thế tốt nhất cho ngôi nhà yến, phù hợp với thiên thời, địa lợi nhân hòa, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngôi nhà yến.

 Người nuôi chim yến không nên vay vốn với lãi suất cao đề đầu tư vào nhà yến để phòng tránh những rủi ro, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào nhà yến mà không ành hưởng đến cuộc sống kinh tế hằng ngày, về vấn đề này, công ty đang nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Chúng tôi, những nhà nghiên cứu khoa học thực hiện đề tài khoa học này với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao sẽ nỗ lực đúc kết những thành công để bổ sung và hoàn thiện cẩm nang nuôi chim yến trong nhân dân, góp phần vào sự thành công chung của các nhà yến, phát triển đời sống người dân và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Top 10 cửa hàng bán Yến sào Khánh Hòa tại TpHCM uy tín nhất

Bạn có biết làm sao để lựa chọn đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest vừa uy tín, vừa có giá tốt khi mà hiện nay có đến hàng nghìn địa chỉ khác nhau với những lời quảng cáo “có cánh”. Hãy tham khảo danh sách sau đây nhé:
>> Biến hóa yến sào thành món ngon tốt cho sức khỏe, mời bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách chưng yến sào bằng nồi điện 

1. Cửa hàng Yến sào Khánh Hòa ngay gần cầu Lê Văn Sỹ


Địa chỉ: 211 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3 – Tp. HCM.

  ĐT: (028) 3931 5383

 Đây là 1 trong những cửa hàng kinh doanh yến sào Khánh Hòa lâu năm nhất tại TPHCM và ở Việt Nam. Điểm mạnh rõ rệt nhất của cửa hàng này đó là luôn duy trì 2 điểm quan trọng thu hút khách hàng: giá rẻ như giá sĩ và có dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt. Điểm cộng sáng giá ở đây đó là có những món chè yến rất ngon với giá khá mềm: chỉ với 80 ngàn. Đặc biệt nhất là món yến chưng hạt sen và bồ câu ra ràng tiềm yến. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều tối, rất đông lượng khách ghé đến đây để thưởng thức các món ăn ngon, bổ và rẻ này.

 Một điều cũng không thể bỏ qua, đó là nơi đây chuyên cung cấp yến sào Khánh Hòa loại xuất khẩu đi Mỹ, chỉ duy nhất cửa hàng này tại Việt Nam cung cấp loại yến sào cao cấp này! Khỏi phải nói, để vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của FDA và các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Mỹ, sản phẩm này chắc chắn phải có chất lượng hàng đầu và vượt trội.
>> Bật mí cách chưng yến sào với hạt sen thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến hạt sen phổ biến 





2. Cửa hàng Yến sào Khánh Hòa trên đường Phan Đăng Lưu


Địa chỉ: 141a Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận – Tp. HCM.

ĐT: (028) 6294 3504

 Mở cửa từ năm 2011, đây là 1 trong những cửa hàng kinh doanh Yến sào Khánh Hòa đời đầu tại Tp. HCM. Giá bán tốt nhất tại quận Phú Nhuận; Dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng tận tâm và chu đáo. Địa chỉ này tiện đường cho dân công sở trên đường đi làm về ghé ngang, nên buổi chiều tối thường rất đông khách.

3. Cửa hàng Yến sào Khánh Hòa trên đường Quang Trung

Địa chỉ: 133 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp – Tp. HCM.

ĐT: (028) 6295 6622 Đây cũng là cửa hàng chuyên bán các loại yến Khánh Hòa có giá tốt nhất tại quận Gò Vấp. Vị trí nằm trên con đường sầm uất nhất nhì ở quận Gò Vấp, nên ở đây luôn đông đảo tấp nập lượng khách ra vô.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đậu xanh thơm ngon bổ dưỡng 

4. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest đường 3-2 quận 10


Địa chỉ: 540 đường 3-2, quận 10 – Tp. HCM Là 1 trong những địa chỉ chính thức của công ty Yến sào Khánh Hòa tại Tp. HCM. Quý khách hàng sẽ tìm được những sản phẩm của Yến sào Khánh Hòa Sanest tại đây.

5. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest quận 5


Địa chỉ: 862 Trần Hưng Đạo, quận 5 – Tp. HCM

6. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest trên đường Đinh Tiên Hoàng

>> Để tìm hiểu kĩ về cách chưng yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào cực chuẩn 
Địa chỉ: 174 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1 – Tp. HCM

7. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest trên đường Nguyễn Trãi


Địa chỉ: 63 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1 – Tp. HCM

8. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest quận 11


Địa chỉ: 268D Minh Phụng, phường 2, quận 11 – Tp.HCM

9. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh


Địa chỉ: 276 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh – Tp. HCM

10. Đại lý Yến sào Khánh Hòa Sanest quận 7


  Địa chỉ: 1459 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7 – Tp. HCM Các loại yến sào giả không rõ nguồn gốc, xuất xứ thường không mang lại bất cứ giá trị dinh dưỡng nào. Đó là còn chưa kể đến những rủi ro khác bởi chúng được tẩm rất nhiều hóa chất độc hại. Vì vậy khi tìm mua sản phẩm bồi bổ này, người mua nên đến các địa chỉ tin cậy. Với danh sách đại lý Yến sào Khánh Hòa tại TpHCM uy tín này, hy vọng các bạn chọn lựa được nơi thích hợp để mua dùng tại nhà.




Từ thực tế cho thấy

>> Bí kíp chưng yến với mật ong không phải ai cũng biết, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến mật ong đơn giản  
Bà Lâm Bảo Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Yến sào Bảo Yến Đà Thành- cho biết, trước đây, khi công nghệ nuôi yến trong nhà chưa ra đời thì chim yến chỉ sinh sống ngoài đảo. Kể từ khi công nghệ nuôi yến phát triển, chim yến có thể sống được ở trong đất liền ấm áp và thuận tiện hơn làm cho việc bảo tồn và phát triển loài chim quý này ngày càng tăng. Tại nhiều khu vực đô thị, nhiều người đầu tư nhà yến, vừa thuận lợi cho việc phát triển tăng đàn lại giúp chủ nhà yến thuận lợi hơn trong việc quản lý, giảm chi phí đầu tư. “Chim yến là loài chim quý tạo ra món thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc phát triển các nhà nuôi yến cũng là góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loài chim quý của Việt Nam và thế giới. Chim yến lại có lợi cho nông nghiệp vì thức ăn của nó chính là các côn trùng như: rầy nâu, các loài côn trùng bay...”, bà Khánh cho biết thêm.

 Theo thống kê sơ bộ, hiện ở Việt Nam số nhà yến có trên 10.000 nhà, trong đó hơn 50% ở khu vực đô thị. Phong trào nuôi chim yến ở các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ - Tây Nguyên phát triển mạnh, cho sản lượng lớn còn ở miền Trung ở mức độ thấp hơn, nhưng hiện nay ở nhiều địa phương phong trào nuôi yến ngày càng gia tăng, như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam... Việc người dân lo lắng về dịch bệnh, ông Sỹ cho biết, chưa có cơ sở khoa học và chưa có cơ cở y tế nào chứng minh có dịch cúm gia cầm trên đàn yến. Bản thân miễn dịch, nó không đậu chỗ nào, trừ khi về tổ. Mỗi ngày yến bay 12-15 tiếng đồng hồ, tối về tổ và ngủ tại đó.

 Thức ăn là những côn trùng phù du (ruồi dấm, bù du, sinh vật nhỏ) bay trong môi trường, uống nước chỉ chao liệng đớp nước nên không hề có chuyện dịch bệnh lây lan.Thời gian gần đây, có thông tin cho rằng, một số địa phương trong cả nước sẽ cấm việc nuôi yến trong đô thị khiến nhiều người nuôi hết sức trăn trở. Ông Trần Phước Sỹ, Giám đốc Công ty TNHH Yến sào Tiên Sa (đóng tại Đà Nẵng), Chi hội Yến sào Quảng Đà cho hay, về tiếng ồn thì có nhưng chỉ đo được 30 - 40dB (trên 70 dB mới quá mức cho phép). Nếu làm nhà yến đúng tiêu chuẩn thì không ảnh hưởng nhiều đến những nhà yến xung quanh.

Cần sớm có quy hoạch, quy định cụ thể nhất có thể


Theo ông Sỹ, đề xuất các tỉnh thành ở miền Trung khẩn trương triển khai đề án vùng, khu vực nuôi chim yến tập trung (như làng yến Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Gò Công (Tiền Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang)… Những vùng không tập trung đề nghị đồng ý cho nuôi chim yến ở những vùng ven, ngoài đô thị để bà con an tâm tập trung làm kinh tế hộ gia đình.   “Nếu nói di dời nhà yến đi chỗ khác đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn nhà yến đó, chủ nhà sẽ phải xây lại nhà mới và bắt đầu dụ chim lại từ đầu khiến họ lao đao (chi phí đầu tư một nhà yến hiện nay ít nhất là 1 tỷ đồng)”, bà Khánh trăn trở và kiến nghị: “Không nên xóa bỏ nhà yến cũ đã hoạt động tính đến thời điểm này. 

Nên ra những quy định chặt chẽ về việc nuôi yến trong đô thị như về tiếng ồn, hoặc mùi…; hạn chế cấp phép xây nhà yến mới trong đô thị, khuyến khích phát triển ra ngoài đô thị”.Bà Lâm Bảo Khánh đề cập thêm, nuôi yến là công nghệ rất đặc biệt, nó khác hoàn toàn tất cả hình thức nuôi gia súc gia cầm khác. Xây lên nhà yến rồi dụ chim về ở, hoàn toàn không giam cầm. Suốt ngày chim yến bay 12-15 tiếng đồng hồ rồi tối mới về lại tổ. Ông Đỗ Ngọc Nông, Phó Chủ tịch Hội Yến sào Việt Nam, Giám đốc Công ty Dịch vụ thương mại Phúc Hiền (Đà Nẵng) cho biết, với vai trò cá nhân cũng như nhiều doanh nghiệp nuôi yến khác, tôi rất mong muốn Nhà nước có quy chế nhằm bảo tồn yến sào Việt Nam để chim yến có nơi sinh sống ổn định, cho nhiều tổ, từ đó người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm yến với giá hợp lí. Bên cạnh đó, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách và tránh được tình trạng độc quyền của một số đơn vị nuôi chế biến sản phẩm yến đảo.







 Thị trường khan hiếm“Về việc nuôi nhà yến ở khu đô thị cũng khó vì chưa có quy định rõ ràng, còn không cấm thì phát triển tràn lan, sau này lại khó quản lý. Nên chăng, Đà Nẵng cũng như một số địa phương khác có nhiều chim yến cần gấp rút quy hoạch làng yến, có định hướng, quy chế cụ thể để tạo điều kiện phát triển ngành yến bài bản như một số nước Đông Nam Á”, ông Nông kiến nghị. Yến là sản phẩm quý mà chỉ có ở vùng Đông Nam Á. Yến làm tổ bằng nước dãi vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 8. Chim bố mẹ nhả nước nước dãi của mình ra như hình thù vỏ sò và đẻ trứng, ấp nở, nuôi con trong chiếc tổ cho đến khi yến con bay đi sau đó người nuôi chim yến mới lấy chiếc tổ đó (chỉ thu lượm sản phẩm thừa).

 Hiện sản lượng yến nhập chính ngạch mỗi năm trên 10 tấn/năm; không chính ngạch (buôn lậu) cũng khoảng 10 tấn. Sản lượng yến của Việt Nam từ nhà nuôi hiện ước khoảng 6-8 tấn/năm. Nhu cầu ở Việt Nam cần nhiều, chưa kể một số nước lân cận nên sản lượng yến trong nước khan hiếm. Giá cả hiện nay, yếu nuôi 30-50 triệu đồng/kg; yến đảo 80-120 triệu đồng/kg. Để được sử dụng sản phẩm tốt, ông Trần Phước Sỹ khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua yến ở những cơ sở có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cẩn trọng hàng trôi nổi ngoài thị trường, các chợ, điểm du lịch, tránh mua hàng tạp, nhái, giả…

Hiện nay trên thế giới chỉ có 6 nước nuôi yến và xuất khẩu, dẫn đầu là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, hiện đang khảo sát tại Lào và triển khai nuôi thí điểm… “Vì một ngành yến Việt Nam còn rất non trẻ, rất mong cơ quan chức năng cũng như chính quyền các địa phương quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để ngành yến Việt Nam được nhà nước công nhận là ngành nghề hợp pháp, được vươn cao, vươn xa”, ông Sỹ cũng như đông đảo chủ nhà yến mong muốn.