Nhà nuôi yến kết hợp bê tông cốt thép và lắp ghép
Nhà nuôi chim yến 3D
– Ưu điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu, thi công nhanh, khối lượng vận chuyển vật liệu ít hơn.
– Nhược điểm: Tuổi thọ công trình không cao bằng mô hình xây dựng nhà yến bằng vật liệu thô, chịu tác động của ngoại lực, chống cháy kém hơn, giữ ẩm và giữ mùi kém, ít thích hợp cho môi trường gần nơi có tác nhân gây ăn mòn vật liệu.
Thu hoạch bao nhiêu lần trong 1 năm là đúng ?
– Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
– Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.
Thu hoạch trong thời điểm nào thì phù hợp nhất ?
Đồng thời, lúc này do thời gian xử lý ngắn nên nếu chim yến thấy tổ của mình bị mất sẽ ngay lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này chỉ dùng khi có rất nhiều chim yến trong nhà nuôi yến. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thu hoạch này là yến sào được thu hoạch sẽ nhẹ hơn do lượng nước bọt mà chim yến tiết ra sẽ ít hơn. Đặc biệt, do phải tiết ra một lượng lớn nước bọt để xây tổ mới nên sức khỏe của chim yến lúc này cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là những con chim yến mái không có tổ để đẻ trứng.
2/ Thu hoạch khi chim yến đẻ được hai quả trứng
Thu hoạch yến sào khi chim yến đẻ được 2 quả trứng trong tổ giúp bạn có thể thu được tổ 4 lần/năm và sau mỗi tháng có thể thu hoạch tổ. Tuy nhiên, đa số cho là không nên thu hoạch tổ khi mà chim yến mới đẻ được 2 quả trứng trong tổ vì chúng sẽ gây rắc rối cho chim yến mái khi muốn ấp và nở thành chim con. Phương pháp này chỉ nên áp dụng nơi có rất nhiều chim yến đến ở và trứng chim được dồn lại ấp chung một nơi bằng máy hay ấp thủ công.
Ưu điểm của phương pháp này là yến sào có sự hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc, đồng thời tổ cũng dày hơn và chất lượng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến nuôi trong nhà nuôi chim yến sẽ bị giảm đi vì trứng không nở ra những con chim yến non được và thường là mất và hỏng đi. Nếu ấp tập trung sẽ giải quyết được khó khăn đó.
3/ Thu hoạch khi chim yến non rời tổ
Đây là phương pháp thu hoạch yến sào sau khi chim yến non đã trưởng thành và bay đi khỏi tổ. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả yến nuôi ngoài đảo và yến nuôi trong nhà. Ưu điểm của phương pháp thu hoạch này là số lượng chim yến trong nhà của bạn sẽ tăng lên vì chứa một lượng lớn những chú chim non và chúng sẽ tiếp tục xây nên các tổ mới. Đây là cách dưỡng đàn chim yến còn ít của người nuôi chim yến. Nhược điểm của phương pháp thu hoạch này là yến sào thu được sẽ rất bẩn vì chứa nhiều lông, phân chim và thức ăn của chim, người mua sẽ phải rất vất vả để lọc ra yến sào sạch.
Vì thế, chất lượng của yến sào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Người ta sẽ làm lại yến sào bằng cách rũ rối làm lại yến sào mới. Như vậy, dựa vào các ưu nhược điểm trên đây của từng phương pháp thu hoạch tổ, người nuôi yến có thể tạo nên các phương pháp riêng cho mình hoặc có thể kết hợp tất cả các phương pháp trên để chất lượng tổ tốt nhất. Nhìn chung, tùy vào mùa và số lượng chim trong nhà ta có thể thu hoạch:
– Với những nhà nuôi yến có ít chim dưới 300 con: chưa nên khai thác, tốt nhất nên dưỡng đàn cho có thật nhiều chim con. Trong mùa sinh sản không nên khai thác, hãy đợi cho chim yến non biết bay.
– Kinh nghiệm thường khai thác tỉa, tức là khai thác ngay khi chim non đã bay khỏi tổ. Phương pháp này đòi hỏi người nuôi phải tới nhà nuôi yến thường xuyên để xem xét và quyết định. Tuy nhiên, an toàn nhất là bảo vệ được chim và tận dụng tối đa cơ hội khia thác tổ trước khi cặp chim khác đẻ trứng vào tổ cũ.
– Nhà nuôi chim yến thành công nhất được khai thác sau mỗi 15 ngày vì rất nhiều tổ yến. Yến hàng trung bình 2 lần/năm. Yến tổ trắng: 3 – 4 lần/năm tùy vào điều kiện thức ăn có dồi dào hay không. Chim yến thường làm tổ bắt đầu sau mùa mưa vì đây là thời điểm có nhiều côn trùng làm thức ăn.
Những lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ là gì ?
– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
– Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ làm tổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
– Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét