Vận hành nhà yến
Cách làm hữu hiệu nhất trong thời gian đầu là không thu hoạch tổ hoặc chỉ thu hoạch tổ một cách chọn lọc sau khi chim con bay hết và có biện pháp chính xác sửa chữa ngôi nhà có yến đang ở khi thật sự cần thiết hoặc không hiệu quả. Việc vận hành nhà yến rất nhấn mạnh nguyên tắc là phải kiểm tra nhà yến một cách đều đặn và chỉ thu tổ sau khi chim con có thể bay và tự lo cho mình (khoảng 2 tháng tuổi).
Cách bảo vệ nhà yến ra sao ?
– Tốt nhất, cửa ra vào nhà yến dành cho người phải dày 1 – 2 lớp và nên trang bị các loại khóa tốt để chống trộm. – Xây tường bao xung quanh nhà yến, phải có bảo vệ nếu gia chủ đầu tư xa vị trí nhà ở của mình.
-Thiết kế lỗ ra vào của yến phải phù hợp , nếu có đủ điều kiện và cần thiết nên lắp hệ thống báo động quanh lỗ chú ý đến các loại thiên địch của yến -Mái trần nhà nên lắp khít và chắc có thể làm bằng xi măng nhưng chú ý đến nhiệt độ cho phù hợp
Một số thiên địch ảnh hưởng đến yến và nhà yến
– Chuột: chim yến rất sợ chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên bằng mọi cách phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào được (thấy là diệt).
– Dơi: dơi rất hôi & luôn quấy động, thậm chí chúng còn ăn trứng và yến con, có nhiều nhất vào mùa khô khiến yến bay đi nơi khác.
– Rệp: rệp là loại rất hôi, khi đóng gỗ tạo ra khe hở trên trần sẽ tạo điều kiện cho chúng sống và phát triển, yến khó chịu, không làm tổ.
– Nhện: lưu ý lỗ ra vào có nhện và gián hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến. Để xây dựng nhà yến bền vững ngoài các yếu tố xây dựng nhà yến chúng ta cần thường xuyên chú ý vận hành và bảo vệ nhà yến trước các tác nhân ngoài.Trên đây là những kinh nghiệm chúng tôi rút ra được trong quá trình xây dựng nhà yến.Chúc các bạn xây dựng nhà yến tốt và đạt nhiều thành công.
Xác định số lượng chim và yến sào tại Việt Nam
Số lượng chim yến chết mỗi năm ?
Tỷ lệ tăng đàn của chim yến
Nơi ở mới của số chim tăng đàn này có thể là các nhà yến cũ và nhà yến mới xây. Vào năm 1996, các nhà khoa học đã kết luận tỷ lệ tăng đàn của chim yến Việt Nam là 10,3%-13,2%/ năm, tỷ lệ này thay đổi tùy từng vùng và quản lý bảo dưỡng trứng và chim non.
Số lượng chim yến có thể vào ở trong các nhà yến là bao nhiêu ?
Lý do, vào năm 1996 khi các nhà Điểu học xác định số chim yến sống ở Việt Nam là 750.000 con, thời điểm này chim sống trong các nhà bỏ hoang trong đất liền còn rất ít. Số chim yến sống ở các nhà yến trong 14 năm (1997-2010) sinh sản và phát triển thành đàn, để đạt được số tối đa là 2.000.000 con phải do nhiều yếu tố tác động lớn của bão lụt, gió lớn, sóng thần, động đất, hạn hán… làm môi trường thiên nhiên bị biến đổi, chim phải rời bỏ các hang động vào đất liền. Các trận cháy rừng lớn ở Indonesia, Malaysia gây khói bụi ô nhiễm nhiều vùng rộng lớn làm chim yến hoang dã ở 2 nước này bay dạt về trú ở Phetchaburi, Chonburi, Hua Hin, Prachuap Khiri Khan, Chumpom, Chanthaburi, Rayong của Thái Lan, vùng cảng Shihanoukville, Koh Kong của Campuchia và các tỉnh phía Nam của Việt Nam.
Giả định vào cuối năm 2010 số chim yến là 2.000.000 con trú ở 2.000 nhà yến, chia đều bình quân là 1.000 chim yến trú trong một nhà, có thể cho 755 tổ yến/năm gần 6,5 kg/năm. Các nhà chuyên môn đã ước định chỉ có 40-45% số nhà yến thành công, khoảng 20-25% nhà yến có thu nhưng ít và có khoảng 30-35% không hiệu quả cả năm chỉ cho vài kg tổ hay chim không về hoặc về nhưng không làm tổ bỏ đi là đúng. Số liệu này tương đối chính xác có thể chấp nhận được.
Tại sao có các nhà yến khai thác kém hiệu quả ?
Và trong thời gian đợi chờ, những sai sót được phát hiện, vật tư thiết bị kém chất lượng, ván gỗ bị mối mọt nấm mốc và loa treble bị đứt, vận hành sai, không khí bị ẩm ướt không còn trong lành, chim yến bỏ đi…nhiều chủ các nhà yến này đã lên tiếng “Lộc trời dễ cho mà khó lấy ’’, có người chấp nhận bỏ cuộc chơi cho tháo dỡ cải sữa lại thành nhà ở, nhà kho, một số cho sữa chữa để duy trì. Một số nguyên nhân có tính kỹ thuật có thể xảy ra là:
(1) Không điều tra kỹ nên nhà yến xây trong vùng không có hoặc có ít chim sinh sống.
(2) Chim về nhưng môi trường bị biến động liên tục không phù hợp chim bỏ đi.
(3) Chất lượng vật tư dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật không đạt chuẩn hoặc lắp đặt sai, vận hành sau một thời gian bị hỏng hóc phải sữa chữa, bị mạt gỗ chim bỏ đi.
(4) Vận hành sai gây ra nấm mốc, không khí trong nhà yến bị ô nhiễm chim bỏ đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét