1. Thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến hiệu quả nhất
Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình, từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà nuôi chim yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm….. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi chim yến có thành công hay không, vì vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều kiện cụ thể của mình.
2. Nghiên cứu kỹ về tập tính của loài chim Yến
Đây chỉ là một vài nét tiêu biểu của một vài loài chim Yến, nên nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải tìm hiểu hết nhiều đặc tính của nhiều loài chim yến càng tốt, ghi chép lại và tìm ra cho mình một phương pháp hữu hiệu để kết hợp chúng lại hiệu quả trong một nhà yến.
3. Điều kiện môi trường trong nhà Yến
Tường nhà nuôi Yến có thể làm bằng gỗ, ván cách nhiệt hoặc là gạch lỗ xây 2 lớp. Trần nhà có thể dùng ván gỗ, bê tông tổng hợp hoặc bê tông dùng đổ mê trong xây dựng đều được cả. Về mái nhà nuôi Yến nên thiết kế một độ nghiêng thích hợp vì điều kiện này có thể ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi. Bạn có thể dùng tôn, ngói, bê tông để làm mái nhưng đừng nên đổ nước lên mái nhà vì như thế độ ẩm trong nhà nuôi chim Yến sẽ không ổn định. Nuôi yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết.
Thành phần tạo nên tổ yến
Cách chim yến làm tổ
b/ Quá trình chim yến làm tổ Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, chim cứ liên tục đẩy nước bọt ra ngoài và quẹt qua quẹt lại như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách, đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của yến sào rất cao.
Và cũng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại yến sào thô còn lông chim. Cứ mỗi đêm, chim yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì yến sào sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến. Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, yến sào được hình thành với độ lớn đủ lớn thì chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ rồi nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng yến sào để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim yến sắp đẻ trứng.
Hình dáng của yến sào thế nào ?
Về sau thì yến sào sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo. Yến sào có các màu trắng, màu hồng, màu đỏ (hay còn gọi là yến huyết). Yến sào có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi mua yến sào các bạn cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại yến sào đồng thời chọn đúng loại yến sào chính hãng. Hy vọng, thông qua bài viết này, chúng ta đã có thêm kiến thức và hiểu thêm rõ về cách thức chim yến làm tổ như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét