Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Yến sào có ăn chay và Chim cú mèo – Kẻ thù đáng sợ của loài chim yến

Yến sào là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh hiệu quả. Tuy được dùng phổ biến, nhưng không biết rằng yến sào có ăn chay được không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn không cần phải quá lo lắng, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên.  

Yến sào có ăn chay được hay không?


Người ăn chay thường chỉ sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ…. Họ kiêng tất cả những món ăn nguồn gốc từ động vật như các loại thịt gia súc, gia cầm hay thủy hải sản. Thậm chí, một số người còn kiêng cả trứng, sữa, mật ong, tuy rằng việc kiêng những món ăn này là không bắt buộc. Vậy liệu rằng yến sào có dùng cho người ăn chay được không? Yến sào là sản phẩm được hình thành bởi dãi của chim yến, kết lại trong một thời gian dài.

Để hình thành lên một yến sào hoàn thiện, chim yến thường mất từ 3 – 4 tháng. Thông thường, chim yến sẽ kiếm ăn vào ban ngày và sau đó về dùng dãi của mình để xây tổ. Như vậy, yến sào không phải là một loại thực phẩm giống thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Khai thác yến sào cũng không trải qua bất kỳ quá trình giết mổ nào nên hoàn toàn phù hợp để làm món ăn chay.





Lý do người ăn chay nên sử dụng yến sào


  Ăn chay được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Có một số người ăn chay vào một số ngày nhất định như ngày rằm, mùng một…Nhưng cũng có một số người ăn chay trường kỳ, có nghĩa là khẩu phần ăn trong trong tất cả các ngày của họ chỉ toàn là món chay. Với những người này, họ thường bị thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể. Nhưng vì họ chỉ ăn các món từ thực vật nên khó có thể bù đắp được. Nhưng nếu sử dụng thêm yến sào vào trong khẩu phần ăn, cơ thể của người ăn trường chay sẽ được bổ sung rất nhiều dưỡng chất thiết yếu. Yến sào có hàm lượng protein rất cao, từ 45 – 55% nên rất tốt cho những người ăn chay.

Nhưng để yến phát huy được công dụng một cách tối đa, người ăn chay nên sử dụng các món được chế biến từ yến sào vào lúc đói. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Lượng yến sào sử dụng nên vừa phải, không nên lạm dụng vì có thể gây khó hấp thu, khó tiêu. Người lớn có thể ăn yến 1 tuần 3 lần, còn trẻ em nhỏ thì giảm một chút để phù hợp với thể trạng. Hãy bổ sung yến vào khẩu phần ăn bên cạnh những món chay khác để đảm bảo sức khỏe của mình và người thân trong gia đình nhé.

Đặc điểm nhận dạng của chim cú mèo thế nào ?


– Thân cỡ trung bình. – Đầu to bè, mắt vàng, mỏ quặp màu vàng xám. – Chân có móng sắc, màu vàng hung xỉn. – Bộ lông màu hung nâu ở lưng, cánh và đuôi, chót lông lưng và lông cánh có vệt trắng và vằn lấm tấm màu thẫm. – Lông bụng màu hung vàng, hai bên sườn màu thẫm hơn.

Cách bảo vệ chim yến khỏi chim cú mèo trong nhà nuôi chim yến


1/ Bẫy cú mèo Sau khi quan sát, ta cố gắng định hình được nơi nào là nơi mà chúng thường xuyên đậu bám. Kinh nghiệm là nơi nào mà tập trung nhiều phân, xương chất thải của chúng, để bẫy đạt hiệu quả cao, chúng ta nên quan sát thật kỹ địa hình và hình dung nhiều tình huống sẽ xảy ra khi bẫy xập. Khi đó hành vi của chúng, phản xạ của chúng ra sao, có quan sát kỹ chúng ta mới có cách bố trí mê hồn trận để chúng xập bẫy được. Dụng cụ dùng bẫy cú cũng đơn giản, đó là bẫy xập dùng bẫy chuột, keo dính chuột, và lưới bắt cá loại mắt nhỏ, hoặc chỉ sử dụng 2 loại đầu, số lượng bẫy chuột càng nhiều thì khả năng bắt được cú càng cao, keo dính chuột là thành phần không thể thiếu giúp ta bẫy cú hiệu quả hơn.

 Bẫy cú đặt xung quanh cửa chim vào. Cách sử dụng như sau, ta cài đặt bẫy tập trung vào những nơi chim cú thường đậu bám để rình bắt mồi, một số khác ta đặt rải rác những nơi mà chim cú có thể đậu xuống. dùng keo dính chuột quấn quanh một cây dài và tròn đường kính từ phi 27 đến 34 mm, bắt ngang theo khu vực phát hiện nhiều phân chim cú. Dùng lưới chặn những lối mà chim cú có thể thoát thân khi hoảng loạn. Sau khi hoàn tất những việc đó, ta chỉ cần chờ đợi đến hôm sau mà thôi.

 Và những nơi chim cú thường đậu, theo quan sát, khi chim cú rình bắt mồi, nó thường chọn vị trí cao và rộng, vị trí ưa thích của nó là cửa của nhà chim, chúng đứng đó và di chuyển qua lại, mắt nhìn sâu, tai nghe nghóng, nếu đạp vào cửa sập của bẫy chuột, nếu may mắn chúng sẽ thoát, nhưng giật mình bay lên, với bản tính của loài săn mồi, chúng không sợ hãi bay đi xa mà sẽ đậu xuống một nơi khác để quan sát, khi đó keo dính chuột sẽ phát huy tác dụng, chim cú cố giẫy dụa để thoát khỏi keo dính, nếu may mắn thoát được sẽ hoảng loạn và tìm đường thoát thân khác, và lưới giăng bắt cá của ta sẽ làm nốt công việc còn lại.  





  2/ Sử dụng đèn chống cú Đèn chống cú dùng cho miệng hang nhà nuôi yến. Vì thế chúng ta phải dùng đèn chống cú lắp đặt tại miệng lỗ nhà nuôi Yến để xua đuổi chim cú.

  3/ Làm bàn chông bằng đinh Chỉ lắp ở lỗ ra vào của chim yến. Trường hợp này tránh được cú đậu ở lỗ ra vào để săn chim yến.

  4/ Cách xua đuổi theo kiểu dân gian Dùng mũi tên lửa, sau đó dùng cung bắn vào cú. Theo kinh nghiệm dân gian, cú rất sợ lửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét