Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Những yếu tố góp phần xây dựng nên một nhà nuôi yến thành công

Như các bạn đã biết sau khi lựa chọn được khu đất có vị trí lý tưởng, một thiết kế tốt để tiến hành xây dựng, việc tiếp theo của bạn là chọn lựa cho mình một giải pháp công nghệ phù hợp, bao gồm: vật tư – trang thiết bị, kỹ thuật lắp đặt và kỹ thuật vận hành.


Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu giải pháp công nghệ mà công ty chúng tôi đang áp dụng và mang lại hiệu quả cho các khách hàng của mình. Đối với một nhà nuôi yến, giải pháp công nghệ bao gồm 5 cấu phần chính, sẽ được trình bày và giải thích chi tiết bên dưới. Phương thức vận hành cũng sẽ được trình bày đan xen.




1/ Thanh làm tổ


Ngoài việc ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả dẫn dụ, chất lượng thanh làm tổ còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tổ yến. Điều này đã được phân tích khá chi tiết ở bài viết sau đây: Học tập theo mô hình công nghệ của Malaysia, từ những căn nhà yến đầu tiên cho đến nay, chúng tôi luôn chọn lựa thanh làm tổ và chưa từng gặp rắc rối với lựa chọn này. Điểm yếu duy nhất của thanh làm tổ Red Meranti là giá thành đắt hơn 30% so với thanh làm tổ cùng kích cỡ.


Nếu thanh làm tổ Red Meranti kích thước 20 x 150 (mm), có giá trên dưới 90.000 đ / m dài (đã bao gồm thuế GTGT) thì thanh làm tổ cùng kích cỡ như trên nhưng chưa qua quy trình xử lý tẩm, sấy để chống mốc đã có giá tầm 60.000 đ / m dài. Lấy mô hình nhà yến cỡ 300 m2 làm ví dụ. Trung bình, một nhà yến như vậy cần sử dụng khoảng 1.000 m dài thanh làm tổ. Như vậy khoảng chênh lệch là 30.000.000 đ, chiếm chưa đến 2% tổng chi phí đầu tư cho nhà yến. Lựa chọn đầu tư một lần để an tâm hay tiết kiệm 2% chi phí, chắc hẳn bạn đã tự có câu trả lời.

2/ Hệ thống âm thanh


Gồm 3 thành phần:

  Loa trong (loa ru):

Chức năng chính là giả lập môi trường bầy đàn. Đối với một nhà yến mới, hoàn toàn chưa có chim ở, chúng ta vẫn muốn những con yến đầu tiên vào nhà nghĩ rằng nơi đây là một nơi an toàn cho chúng ở lại, đã có những cặp yến khác, những gia đình khác đang ở đây. Khi đó, mỗi chiếc loa sẽ có vai trò tượng trưng cho một cặp yến đang ở. Đó là nguyên lý, còn việc lựa chọn số lượng và chủng loại thế nào sẽ còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và ngân sách của bạn. Đối với chúng tôi, số lượng mà chúng tôi lựa chọn là 3 cái loa / m2 sàn làm tổ, tương đương 900 cái cho 1 nhà yến 300 m2.

  Loa dẫn: Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã đề xuất việc sử dụng loa nam châm neodymium (dòng loa TECNIK AXC) làm loa dẫn thay cho loa thạch anh vì chất lượng âm thanh vượt trội cùng hiệu quả dẫn dụ của nó. Số lượng lắp đặt sẽ tùy thuộc vào thiết kế của nhà yến, cụ thể là cách thức ngăn phòng và lối thông tầng.

  Loa ngoài: Bao gồm loa ở cửa thu chim, loa lục giác và loa phóng. Với thiết kế lỗ thu chim 90 x 120 (cm), chúng tôi thường sử dụng 4 loa AXC cho loa cửa. Cùng với loa lục giác và loa phóng, tất cả đều là dòng loa TECNIK AXC.

  Ampli: chúng tôi chủ trương dùng những âm thanh khác nhau cho các mục đích khác nhau. Cho nên, với 3 hệ thống loa như trên, sẽ được đi dây riêng và phát bởi các ampli khác nhau phù hợp với công suất và số lượng lắp đặt. Riêng hệ thống loa trong phát 24/24, chúng tôi sử dụng 2 ampli để thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.  





3/ Kiểm soát môi trường đúng


Máy tạo ẩm:

chúng tôi chủ yếu sử dụng máy tạo ẩm ly tâm (thường gọi là máy phun sương gà) để tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ bên trong nhà yến. Loại máy này tuy hơi ồn trong lúc vận hành nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến đàn yến. Ngược lại, chúng có ưu điểm là ít làm đọng nước trên sàn gây thấm sàn ảnh hưởng đến thanh làm tổ bên dưới, độ bền cao và có thể sử dụng được với bất kỳ nguồn nước nào. Mỗi sàn, tùy theo diện tích và cách ngăn phòng, sẽ được trang bị số lượng máy phù hợp.

  Vận hành: Các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm được lắp bên trong nhà yến, truyền về số liệu về bộ điều khiển để vận hành các máy tạo ẩm một cách hoàn toàn tự động để đảm bảo các chỉ tiêu này được đáp ứng một cách đầy đủ nhất. Các chủ nhà yến ở xa, internet vẫn có thể giám sát và điều chỉnh các thông số này qua internet nhanh chóng và tiện lợi.

4/ Hóa chất tạo mùi


Để tăng thêm hiệu quả dẫn dụ, tăng năng suất, chúng tôi sử dụng hai loại hóa chất bao gồm: hóa chất tạo mùi bầy đàn (Super Mutiara) và hóa chất kích thích làm tổ (Super Hormone). Những hóa chất này sẽ được duy trì miễn phí 1 năm cho các khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói của chúng tôi

5/ Các thiết bị phụ trợ khác


Các thiết bị này tuy không bắt buộc phải có nhưng chúng đều nằm trong gói dịch vụ của chúng tôi. Hệ thống Camera: giám sát và đánh giá một phần hiệu quả của nhà yến Hệ thống điện dự phòng: đảm bảo hệ thống âm thanh hoạt động ổn định, tránh trường hợp mất điện làm gián đoạn âm thanh, ảnh hưởng đến lượng chim mới đến ở.

Đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận cao.


Nếu như bản thân bạn nắm vững mọi kiến thức kỹ lượng về mọi kỹ thuật xây dựng một mô hình nuôi yến trong nhà bài bản, thì đảm bảo vốn líu bạn bỏ ra cực kỳ khiêm tốn, kém xa so với những người không có một chút kiến thức gì về xây dựng nhà nuôi yến chuẩn. Việc này còn mang lại lợi nhuận tối đa cho những lần thu hoạch yến, đó mới chính là xây dựng việc nuôi yến bước đầu thành công.

Một số yếu tố làm nên mô hình nuôi yến tốt nhất


Có rất nhiều mô hình, kiểu mẫu nhà yến cho bạn lựa chọn, yến sào rất đa dạng về độ cao tùy vào kiến trúc của ngôi gia chủ, xây tường 10cm, 20cm kết hợp đỗ bế tông vĩnh cửu và lợp mái tôn chống nóng,…Tùy vào mỗi người có mỗi điều kiện kinh tế khác nhau mà thích hợp với kiểu dáng thiết kế nào là hợp lý nhất. Tuy nhiên đối với yến sào thì phải đảm bảo các yếu tố sau đây độ ẩm, âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng…

Hiểu biết rõ về tập tính của loài chim yến.


Vì sao phải làm công việc này? Các chuyên gia tư vấn về cách nuôi Yến khuyên rằng, mỗi loài chim có mỗi đặc tính khác nhau, nhưng đây là một loài chim khó tính. Mặc dù bạn đã có sẵn một mô hình nuôi chim thành công, nhưng nếu bạn không tìm hiểu liên tục về đặc tính của nó thay đổi theo từng mùa, cũng dẫn đến nhiều rủi ro trong việc thu hút loài chim này về nhà Yến của bạn. Ở nước ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam (có sải cánh to 14-16cm), Yến cỏ cây dừa (Đuôi nhọn sẻ đôi, thường đậu cây dừa), hay Yến hàng và Yến tổ trắng,….mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau như Yến tổ trắng thường khởi động trước khi kiếm ăn vào buổi sáng, thích chỗ tối, thích độ ẩm cao, thích chơi đùa với nước,….

Đây chỉ là một vài nét tiêu biểu của một vài loài chim Yến, nên nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải tìm hiểu hết nhiều đặc tính của nhiều loài chim yến càng tốt, ghi chép lại và tìm ra cho mình một phương pháp hữu hiệu để kết hợp chúng lại hiệu quả trong một nhà yến.





Điều kiện môi trường nhà Yến như thế nào ?


  Muốn nuôi tốt một vật nuôi nào đó bất kỳ không riêng gì loài chim yến thì ta phải nắm rõ được tập tính sinh tồn của mỗi loài. Theo nguyên cứu của nhiều chuyên gia về khảo soát tập tính của loài chiêm yến thì môi trường sống xung quanh của nó thường đạt tỷ lệ 30% cây cao, 20% mặt nước và 50% cây bụi, đồng lúa…Các tỷ lệ này sẽ giúp nhà của Yến bạn nuôi dễ dàng hòa quyện với thiên nhiên và sinh tồn dễ dàng hơn. Tường yến sào có thể làm bằng ván, gỗ có cách nhiệt hoặc có thể dùng gạch lỗ xây 2 lớp, trần nhà có thể dùng bê tông tổng hợp (bê tông dùng để đỗ mê cũng được) hoặc dùng ván gỗ.

Phần mái nhà nuôi yến cần thiết kế một độ lệch nghiêng thích hợp, dùng ngói tôn bê tông làm mái tuy nhiên phải đảm bảo được độ ẩm bên trong nhà phải luôn ổn định. Lỗ ra vào của Yến cũng được thiết kết rất tỷ mĩ và công phu đảm bảo được hướng gió cũng như hướng mà Yến thường xuyên hoạt động bay vào bay ra. Lỗ ra vào thường được thiết kế theo đúng chuẩn tỷ lệ (80x40cm) ở giai đoạn dụ chim ban đầu và sẽ được đặt cách thiết kế thhu nhỏ lại (50x20cm) sau khi lượng chim đã xâm nhập vào tổ đông. Nuôi yến không đơn thuần là nuôi vật nuôi đơn giản thông thường mà phải sở hữu được những kỹ thuật tố về cách nuôi yến như thế nào cách xây dựng mô hình nhà nuôi yến ra làm sao thì mơi mong mang lại hiệu quả cao sau này.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét