Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Các lợi ích từ việc nuôi chim yến và ột số nguyên tắc cần biết khi chế biến yến sào

Giá trị của nuôi chim yến là rất lớn, ngoài cung cấp các yến sào giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người thì cũng còn rất nhiều lợi ích mang đến cho xã hội. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các lợi ích khác từ việc nuôi chim yến nhé.



Lợi ích về mặt sinh thái

Cũng giống như việc chăn nuôi một số giống chim và động vật, nuôi yến không hề gây ô nhiễm môi trường, mà ngược lại còn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển việc nuôi yến có thể khống chế dịch hại, đảm bảo an ninh lương thực vì thức ăn của chim yến chủ yếu là các loài chân khớp, côn trùng nhỏ như rầy nâu, rầy xanh, kiến cánh… Các loại công trùng gây bệnh vàng, đạo ôn, xoăn lá ở lúa gây thiệt hại cho cây trồng, có hại cho sức khỏe con người và gia súc (muỗi truyền bệnh, rận, rệp hút máu…)

 Chính vì vậy, việc nuôi yến đã vô hình chung phát triển một loài chim tiêu diệt những loại rận, rệp làm hại cây trồng, khống chế được sâu bệnh và bảo vệ mùa màng. Việc phát triển nghề nuôi chim yến còn giúp cộng đồng nâng cao được nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, giúp môi trường sinh thái xanh, sạch hơn.




Lợi ích chính trị


  Việt Nam có ba mặt giáp biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và vùng nước nông, vùng vịnh bao quanh tạo điều kiện rất thuận lợi cho nghề nuôi yến phát triển. Hiện nay, tại các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… việc di dân ra các hải đảo để khai thác yến sào phát triển kinh tế, đồng thời đây cũng là cách nhằm khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ nước ta trước bọn xâm lược.
>> Học cách làm món chè yến hạt sen thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với hạt sen chuẩn vị 

 Với các đảo nửa nổi nửa chìm, có thể tận dụng các vách đá, hoặc xây nhà nhân tạo kiểu nhà nổi… Nguồn thức ăn cho chim yến tại các khu vực này cũng hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của các chủ nhà yến, thậm chí tại các vùng đảo nhiều sỏi đá, cằn cỗi, các chủ nhà vẫn hoàn toàn yên tâm có thể tạo ra lượng côn trùng cần thiết để cung cấp cho chim yến mỗi ngày.

Sơ chế yến sào đúng cách


Cách sơ chế yến sào hiệu quả nhất là cho ngâm nở yến sào ở trong nước lạnh trong một khoảng thời gian thích hợp. Mỗi một loại yến sào lại có thời gian ngâm nở và thời gian chưng khác nhau, cụ thể chi tiết như sau:

 – Yến sào tinh chế: thời gian ngâm nở từ 15 – 20 phút, thời gian chưng từ 15 – 20 phút.

 – Yến sào thô: thời gian ngâm nở từ 3 – 4 tiếng, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Yến sào huyết tinh chế: thời gian ngâm nở từ 25 – 30 phút, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Yến sào cam thô: thời gian ngâm nở từ 6 – 8 tiếng, thời gian chưng từ 45 – 60 phút.

 – Yến sào huyết thô: thời gian ngâm nở khoảng 12 tiếng, thời gian chưng từ 90 – 120 phút.

 – Yến sào huyết sơ chế: thời gian ngâm nở từ 2.5 – 3 tiếng, thời gian chưng từ 25 – 30 phút. Trong khi ngâm tổ yến, chúng ta cần lưu ý phải để nước ngập để yến sào mềm đều và nhanh hơn.





Lưu ý khi ta rã đông chế biến yến sào sào

Yến sào nên được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh nếu số lượng yến quá lớn, cần lưu trữ trong thời gian dài để sử dụng dần. Do vây, những lúc này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề nhất định trong quá trình rã đông, chế biến yến sào như sau:

 – Khi rã đông yến sào thì không được sử dụng nước ấm.

 – Bạn có thể để yến tổ xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc cho yến tổ vào trong túi kín, đặt vào một chén nước lạnh và thay nước thường xuyên để giảm thời gian rã đông.

Nguyên tắc khi chưng yến sào ra sao ?


  Một trong những cách chưng yến sào tốt nhất và hay được sử dụng nhất là chưng cách thủy. Kiểu chế biến này sẽ giúp giữ nguyên được hoàn toàn chất dinh dưỡng ở trong tổ yến. Ngoài ra, bất kỳ loại yến sào nào cũng chỉ nên để chưng lửa nhỏ. Bạn có thể tham khảo thời gian chưng từng loại yến sào đã được đề cập ở trên của bài viết.

 Trong khi chưng yến sào phải để nước ngập tổ, bạn có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời gian chưng nếu muốn yến sào mềm hơn. Một điều cần lưu ý khác là cho dù bạn chế biến yến sào thành món ăn nào thì cũng nên chưng cách thủy yến sào riêng và sau đó mới trộn vào để chế biến món ăn. Hy vọng những điều trên sẽ giúp cho chúng ta hiểu và nắm rõ được những cách để có thể lưu giữ được hoàn toàn chất dinh dưỡng của yến sào.
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với mật ong chất lượng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét