Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Những rủi ro từ việc nuôi chim yến và mô hình nuôi chim yến

Nghề nuôi chim yến hiện nay đang rất phát triển hiện do mang lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi cũng như các lợi ích giúp phát triển nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích chúng ta đã biết, nghề nuôi yến cũng có một số rủi ro nhất định. Hôm nay, sẽ cùng với mọi người tìm hiểu các rủi ro trong việc nuôi chim yến.  

Rủi ro về mặt khách quan


Có thể nói, đầu tư kinh doanh vào bất cứ ngành nghề nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro. Đầu tư vào xây dựng nhà yến cũng vậy, là nghề mang lại lợi nhuận khá lớn nhưng cũng không tránh khỏi được những rủi ro khách quan như thiên tai, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, biến động chính trị, các điều luật mới ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh…




Rủi ro chủ quan


Ngoài các rủi ro mang tính khách quan thì một số rủi ro mang tính chủ quan cũng luôn tiềm ẩn xung quanh các công trình nhà yến. Đây là loại rủi ro thường do chính tác động của con người gây ra, nguyên nhân chính của loại rủi ro này thường do các yếu tố sau:

Thứ nhất: Nóng vội.

 Một số chủ đầu tư nuôi chim yến đã không tìm hiểu kỹ về nghề nuôi yến mà chỉ nhìn vào lợi nhuận, họ quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn nên khi chim yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định, họ thường hay tự ý thay đổi bố trí nhà yến, thay đổi tiếng chim, thường xuyên ra vào nhà yến gây động, khiến chim yến không còn cảm giác an toàn trong ngôi nhà của mình. Dần dần chúng sẽ tìm một nơi khác an toàn hơn để trú ngụ.

Thứ hai: Kỹ thuật xây dựng.

 Rủi ro phổ biến nhất và gậy hậu quả nghiêm trọng nhất chính là kỹ thuật xây dựng không chuyên sâu. Một số chủ đầu tư kiến thức còn nhiều hạn chế và tâm lý tiết kiệm chi phí, chính là cánh cửa cho những kỹ thuật chất lượng kém nhưng giá rẻ bước chân vào ngành xây dựng nhà yến. Hậu quả của những công trình kiểu này là việc sửa chửa không ngừng các công trình nhà yến. Những đơn vị xây dựng tay nghề kém này không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp phát sinh như chim vào ít, tỉ lệ ở không đạt, đã tắt máy tạo ẩm nhưng độ ẩm vẫn quá cao, gỗ bị móc… thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

Thứ ba: Nguồn vốn đâu tư.

 Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà yến. Có những chủ đầu tư vì quá kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại của nghề nuôi chim yến nên đã đi vay mượn, cầm cố và thế chấp tài sản để xây dựng một căn nhà chim mà quên rằng trung bình sau 1 năm từ khi bắt đầu đưa nhà yến vào hoạt động mới bắt đầu có thu hoạch. Trong một năm chưa có nguồn thu, các chủ nhà yến đã lao đao vì thâm hụt nguồn vốn nặng nề. Chính vì vậy, có thể coi nguồn vốn chính là một loại rủi ro gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Thứ tư: Hiểu biết về chim yến.

Thiếu hiểu biết về chim yến chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc và vận hành nhà yến vì không nắm rõ được các tập tính sống, sinh sản… Với nhà yến ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi yến thì việc đầu tư một nhà yến mới sẽ khiến sức cạnh tranh cao hơn cũng như mang lại rủi ro cao hơn.

Thứ năm: Vấn đề quản lý.

 Vấn đề quản lý nhà yến là việc rất quan trọng. Sau khi đưa nhà yến vào hoạt động, phần theo dõi tiến triển, theo dõi hoạt động máy móc, điều chỉnh hệ thống hoạt động tự động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu thiếu hiểu biết về máy móc cũng sẽ dẫn đến nhà yến thất bại. Dựa vào các đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy được việc quản trị rủi ro trong xây dựng nhà yến là quan trọng như thế nào. Để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất, các chủ đầu tư cần chuẩn bị tốt mọi mặt trước và trong khi đầu tư vào các công trình nhà nuôi chim yến. Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ càng các kiến thức về xây dựng, chăm sóc và cải tạo, nâng cấp.

Tiêu chí cơ bản lựa chọn mô hình nuôi chim yến như thế nào ?


Đảm bảo các điều kiện tốt nhất về sự sinh sản, phát triển bầy đàn chim yến như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng khí… Có chi phí đầu tư thấp, ít tốn kém với điều kiện địa chất tại vị trí xây dựng. Tuổi thọ công trình đảm bảo đủ dài để đàn yến sinh sản phát triển cho sản lượng cao và hiệu quả, thời gian tối thiểu 30 năm.



Các loại mô hình nuôi chim yến


1/ Mô hình nhà chim yến chuyên dụng

Mô hình này là những ngôi nhà chim yến mang tính chất đầu tư chỉ phục vụ cho việc nuôi yến và lấy tổ, ngoài ra không phục vụ mục tiêu nào khác. Thông thường, những nhà này là hình chữ nhật hoặc hình vuông, khoảng 2 đến 3 tầng, diện tích nền trên 100 m2, sử dụng các vật liệu thô mang tính chất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhà yến và bền vững theo thời gian đồng thời tiết kiệm chi phí.

  2/ Nhà yến kết hợp với nhà ở

   Đây là mô hình nhà yến mang tính chất tiết kiệm chi phí đầu tư, do tận dụng các tầng trên của nhà đang ở có sẵn để cải tạo lại thành nhà nuôi chim yến, hoặc tận dụng sức chịu tải hiện có của nhà như móng, trụ, dầm sàn mà thiết kế thêm các tầng phía trên để nuôi chim yến. Với mô hình này, chúng ta nên chọn một số vật liệu nhẹ để thiết kế cho ngôi nhà yến nhằm giảm tải cho công trình, an toàn về kết cấu chịu lực, đảm bảo về điều kiện sinh sống của chim yến.

  3/ Mô hình núi chim yến nhân tạo

 Mô hình núi chim yến nhân tạo thường được thực hiện tại các khu du lịch, chưa được phổ biến nhiều như các mô hình nuôi chim yến khác. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này được dùng để thiết kế xây dựng núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là xây dựng bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép, sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài để cách nhiệt, đảm bảo độ ẩm tốt, thường dùng hai lớp vỏ bao ngoài. Ưu điểm của mô hình là có kiến trúc đẹp, phù hợp để xây dựng ở những khu du lịch sinh thái. Nhược điểm mô hình này là tuổi thọ không cao, chi phí đầu tư cao, dễ thấm nước mưa, kết cấu phức tạp ảnh hưởng đến vòng bay lượn của chim.

  4/ Nhà yến kết hợp nhà ở sân vườn

 Đây là loại mô hình đầu tư nhà yến đơn thuần kết hợp với nhà ở dân dụng. Thường áp dụng ở các khu biệt thự vườn.

  5/ Nhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nhân tạo

 Đây là mô hình nuôi chim yến bền vững và khá thành công hiện nay. Ngoài việc nuôi yến để lấy tổ, còn gia tăng bầy đàn cho nhà yến và vùng nuôi chim yến, đáp ứng việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nuôi chim, tạo nền tảng phát triển bền vững trong tương lai. Để xây dựng mô hình trên, chủ đầu tư phải xây dựng kết hợp một số hạng mục như sau: nhà nuôi yến đơn thuần, nhà ấp nuôi nhân tạo và nhà lồng tạo môi trường sống tự nhiên cho chim yến.

6/ Mô hình làng nghề nuôi chim yến

 Việc tập trung nuôi chim yến theo vùng và xây dựng làng nghề là mô hình nuôi chim yến mục tiêu để phát triển ngành nghề nuôi yến trong tương lai. Đây là mô hình nuôi chim yến mang lại nhiều hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội, như:






 – Giảm thiểu các rủi ro cho các hộ dân nuôi chim yến vì các vùng đất được chọn để quy hoạch đã được nghiên cứu kỹ về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, vùng thức ăn bền vững, tổng lượng bầy đàn hiện có…

 – Tạo tính chuyên nghiệp trong ngành nghề nuôi chim yến.

 – Việc quy hoạch các vùng nuôi yến, các làng nghề nuôi chim yến bền vững, khoa học và đảm bảo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội. Kiểm soát được mật độ xây dựng nhà yến trong vùng.

– Thuận lợi cho việc tổ chức quản lý đối với các ngành chức năng.

 – Kiểm soát được vấn đề môi trường vùng nuôi chim yến.

 – Thống nhất thiết bị công nghệ, kiểu dáng, quy mô công trình nuôi chim yến phù hợp nhất cho từng vùng nuôi chim yến.

 – Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ.

 – Tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như vận hành sau này như: giảm chi phí giá trị đất, chi phí thiết kế và chi phí thủ tục đầu tư, chi phí khảo sát, chi phí tư vấn và thiết bị công nghệ, chi phí quản lý vận hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét