Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Cách phân biệt tổ yến non và tổ yến già và cách bảo quản yến đúng

Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, yến sào non là loại yến sào được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với yến sào già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.


Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, yến sào non là loại yến sào được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với yến sào già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.



Yến sào non


Là những loại yến sào được thu hoạch ngay khi chim yến vừa mới làm tổ và chưa đẻ trứng. Yến non thường rất nhỏ và mỏng, nhưng lại rất tanh thơm và chưa bị dính phân hay các chất cặn bẩn từ chim yến. Vì những yến sào này được thu hoạch ngay khi chim yến mới làm tổ nên yến non có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất sạch sẽ, nên rất phù hợp và thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt. Yến sào non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.  

Yến sào già


Trong khi đó, yến sào già là loại yến sào có thời gian đóng tổ trong nhà nuôi chim yến lâu hơn, tổ được chim bỏ lại sau khi chim con đã lớn và bay đi. Lúc này, các chủ nhà yến mới hái cái tổ này xuống, vì nếu không hái thì chim yến lại tiếp tục làm thêm cái tổ mới chồng lên yến sào cũ cho lần sinh sản kế tiếp.

 Loại yến sào già thường thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là sử dụng cho trẻ nhỏ. Yến sào già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của yến sào non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem yến sào đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được.

3 bước cơ bản khá hiệu quả trong việc bảo quản yến sào đúng


Thứ nhất, chọn nơi bạn cho rằng khô ráo nhất trong nhà, thỏa mãn các điều kiện về sự đối lưu không khí (có gió vào thì phải có gió ra). Ánh sáng (ánh đèn sợi đốt và ánh nắng) phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể lấy nhiệt độ ánh sáng lúc 7h sáng để làm chuẩn. Tránh bảo quản yến sào ở những nơi có độ ẩm cao (>10%).

 Thứ hai, sẽ có trường hợp các loại côn trùng và động vật làm nơi trú ẩn, và bạn biết chúng rất thích yến tổ, bởi vì độ ẩm khiến chúng tưởng đấy là nhà của mình. Thứ ba, hãy bảo quản yến tổ trong hộp nhựa kín nhé. Với các loại vi khuẩn hiếu khí thì nên lót thêm giấy hút ẩm ở trong hộp, vừa giảm va đập cho yến, vừa giảm vi khuẩn tạo mốc. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì cho thêm vài gói hút ẩm cho an toàn.

Bảo quản yến sào đã ngâm và sử dụng không hết


Với yến đã ngâm nở:

Chúng ta sẽ làm ráo nước và bỏ yến vào túi ni-lông khít miệng, bảo quản tủ ngăn đông tủ lạnh. Nhưng, cũng chưa phải là kết thúc, bởi vì khi việc bảo quản lạnh là điều bất khả kháng đối với yến tươi nên khi đưa vào tủ lạnh, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải dọn dẹp thật sạch tủ, tránh để cùng với các loại thức ăn tươi sống, có mùi lâu ngày và điển hình là thức ăn đã chín. Vì sẽ tạo điều kiện sản sinh ra các loại vi khuẩn mà bạn sẽ không muốn nghĩ tới đâu, chúng sẽ làm cho yến tươi cực kỳ nhanh hỏng.

  Với yến đã chế biến thành món ăn:

Khi đã chế biến thành món ăn, thời gian lưu trữ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chế biến cùng với yến. Mỗi một loại thực phẩm lại có khả năng lưu trữ khác nhau. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thời hạn bảo quản của từng loại thực phẩm, tránh trường hợp chất lượng yến sào bị ảnh hưởng do biến đổi của những thực phẩm được chế biến kèm. Lời khuyên: yến sào đã chế biến chỉ nên để từ 2-3 ngày.  





Làm sao để biết yến sào đã bị hư hỏng ?


Trong trường hợp yến tổ để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, yến sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự oxy hóa. Lúc này, yến tổ có vẻ hơi mềm, bụi bẩn và hơi bị ẩm mốc.

  Lưu ý: 

Sẽ có 2 hình thức sấy yến nếu chúng ta bị rơi vào hoàn cảnh bắt buộc phải bảo quản, đó là sấy lạnh và sấy khô.

  Cách sấy khô như sau:

nếu bạn có đủ trang thiết bị để sấy khô thì nhiệt độ lý tưởng sẽ là 37 độ/sấy trong 36 tiếng. Với mức nhiệt này yến sẽ giữ được 99% thành phần dinh dưỡng, độ ẩm <3% và điều đặc biệt là yến sẽ không bị cháy do nhiệt. Ngoài ra, nếu bề mặt yến tổ đã chuyển sang màu đen đồng nghĩa rằng yến tổ đã bị ăn mòn bởi vi khuẩn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng. Lúc này yến không thể dùng được nữa, đừng tiếc nếu như bạn không muốn bị ung thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét