1. Chuột
>> Bí quyết chưng yến với mật ong thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với mật ong cực bổ dưỡng
Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây.
Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ.Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với lá dứa dịu mát
2. Kiến
3. Gián
Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà hoặc phung dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản.
4. Rận rệp
>> Yến chưng với đường phèn như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với đường phèn đảm bảo dinh dưỡng
Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yếu, 1 số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến.
Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phung dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.
5. Dơi
Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng 1 số hang yến ven biển miền Trung nước ta. Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa. Không bao giờ trồng bất kỳ 1 loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến.
6. Rắn mối và tắc kè
7. Chim cắt săn mồi
8. Trộm
Cần phải có phương pháp thu hoạch, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất. Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy sự phân bố của chim yến trong nhà yến, có thể chim yến cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác Để có được 1 nhà yến phát triển tốt, tổ yến phải được thu hoạch đúng thời gian quy định và theo 1 phương pháp thích hợp. Có 1 số cách thu hoạch tổ yến:
>> Yến sào chưng với bạch quả như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với bạch quả hợp lí
Thu hoạch 4 lần trong năm
* Thu hoạch lần đầu: tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc làm tổ lại ngay lập tức với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt.
* Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ khi chim làm xong tổ và đã đẻ 2 quả trứng. Lấy trứng đi rồi bật tổ ra. Tiếp tục chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp bỏ trứng lấy tổ.
* Thu hoạch lần thứ 3 và thứ 4 giống như lần 2.
* Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt và tổng sản phẩm tổ yến trong 1 năm nhiều hơn. Nhược điểm của phương pháp này là không bảo vệ và gìn giữ được đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi. Nếu cứ thực hiện liên tục tổng số lượng chim yến sẽ giảm, về lâu dài đàn chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh. Do có bản năng tự phòng vệ của loài, chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác tổ chim dần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi chim không đủ khả năng cân bằng sự sản xuất và chế tiết nước bọt theo kịp với thời gian làm tổ.
Thu hoạch 3 lần trong năm
* Thu hoạch lần 1: Thực hiện theo phương pháp để cho chim tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi trứng đã nở và chim con có thể bay ra tự mình kiếm ăn. Thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi, trở nên tối sẫm, nhưng từ sau thời kỳ này quần đàn yến sẽ tăng lên nhiều hơn vì nhiều chim con được nở ra tại đây (tư liệu Indo.- vùng xích đạo).
* Thu hoạch lần 2: Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt. Tổ yến được lấy lúc đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong 1 thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày chim sẽ làm xong. Chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, tổ yến trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.
* Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp bỏ trứng lấy tổ. Tổ chim đã có 2 trứng nhưng chưa nở. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc đem sử dụng với mục đích khác. Chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2 và hình dáng tổ khá hoàn chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét